• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Việt Nam dự hội nghị về môi trường của nhóm G7

(Chinhphu.vn) – Đại diện Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng G7 về biến đổi khí hậu, đại dương và năng lượng sạch tổ chức tại thành phố Halifax của Canada, nước Chủ tịch G7 năm 2018.

18/09/2018 17:01

Hội nghị diễn ra từ 19-21/9 với chủ đề “Cùng hành động về biến đổi khí hậu, đại dương và năng lượng sạch”.

Việt Nam tham dự hội nghị với tư cách khách mời của nước chủ nhà  Canada cùng với Argentina, Jamaica, Kenya, quần đảo Marshall, Nauru, Nauy, Seychelles và Nam Phi. Các quốc gia khách mời sẽ dự phiên thảo luận về sức khỏe đại dương và khả năng ứng phó của các cộng đồng ven biển.

Sự góp mặt của Việt Nam tại hội nghị này cho thấy cộng đồng quốc tế đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu giảm lượng khí thải hiệu ứng nhà kính cũng như trong việc bảo vệ môi trường đại dương và ứng phó với biến đổi khí hậu tác động đến các quốc gia ven biển.

Với tư cách thành viên Nghị định thư Montreal 1987 về các chất làm suy giảm tầng ozone, Việt Nam đã làm tốt nghĩa vụ kiểm soát và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone theo lộ trình quy định (bao gồm các chất CFC, Halon, CTC, HCFC và methyl bromide-được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất điều hòa không khí, thiết bị làm lạnh, sản xuất xốp...).

Thực hiện đúng lộ trình của Nghị định thư, Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn việc tiêu thụ các chất CFC, halon và CTC từ ngày 1/1/2010; loại trừ hoàn toàn tiêu thụ HCFC-141b nguyên chất được sử dụng trong sản xuất xốp từ ngày 1/1/2015, qua đó đáp ứng nghĩa vụ loại trừ 10% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC.

Hiện nay, Việt Nam đang triển khai kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC giai đoạn II nhằm loại trừ 35% mức tiêu thụ cơ sở. Riêng đối với chất methyl bromide đã được cấm sử dụng cho các ứng dụng ngoài mục đích kiểm dịch hàng xuất khẩu ở Việt Nam kể từ ngày 1/1/2015…

Trong khi đó, qua khảo sát của Bộ TN&MT, có tới 55% doanh nghiệp đang hoạt động sẵn sàng chuyển đổi công nghệ giảm phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ tầng ozone; 33% doanh nghiệp đồng ý chuyển đổi công nghệ nếu được hỗ trợ kinh phí và tư vấn kỹ thuật.

Các địa phương ven biển Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động và các giải pháp cụ thể để ngăn ngừa sự xâm thực của biển vào đất liền cũng như ứng phó với sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết, nhất là các cơn bão mạnh ngày càng gia tăng.

Tuyết Minh