• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Giải đáp về lương và phụ cấp của giáo viên dạy nghề

(Chinhphu.vn) - Ông Bế Minh Hội (minhhoi78@...) đề nghị hướng dẫn về quyền lợi đối với giáo viên dạy nghề tại Trung tâm dạy nghề huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn, được điều động từ trường THCS và tiểu học từ năm 2010.

19/07/2013 08:00

Hiện ông Hội và các đồng nghiệp vẫn giữ mã ngạch như trước khi điều động: 15a201, 15c208, 01.003.

Ông Hội hỏi, ông và các đồng nghiệp có được giữ nguyên mã ngạch như trước khi chuyển đến công tác tại Trung tâm không không? Mã ngạch với công chức, viên chức của Trung tâm dạy nghề công lập được quy định như thế nào? Ông có được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo không?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời câu hỏi của ông Hội như sau:

Tại thời điểm Trung tâm dạy nghề huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn thành lập và thời điểm giáo viên được điều động về làm việc tại Trung tâm (năm 2010) việc sử dụng, quản lý viên chức áp dụng Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ.

Tại Điều 26 Nghị định nêu trên quy định: Viên chức được giao nhiệm vụ mới mà nhiệm vụ đó không phù hợp với ngạch viên chức đang giữ thì phải chuyển ngạch viên chức sang ngạch tương đương phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ được giao. Viên chức được chuyển ngạch phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch được chuyển.

Nhưng giáo viên dạy nghề chưa có ngạch riêng, nên việc xếp ngạch giáo viên dạy nghề căn cứ vào Mục II Thông tư số 81/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 10/8/2005 của Liên Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính. Theo đó:

- Ngạch giáo viên trung học cao cấp (mã số 15.112) áp dụng chung đối với các ngạch giáo viên cao cấp dạy nghề.

- Ngạch giáo viên trung học (mã số 15.113) thuộc viên chức loại A1, áp dụng chung đối với các ngạch giáo viên trung học phổ thông, giáo viên trung học chuyên nghiệp và giáo viên dạy nghề.

- Giáo viên dạy nghề không xếp lương cũ theo mã số ngạch 15.113 thì hiện đang xếp lương cũ theo ngạch hoặc chức danh nào được chuyển xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó.

Theo thông tin ông Bế Minh Hội nêu, trước khi được điều động về Trung tâm dạy nghề huyện, chức danh của ông và các đồng nghiệp gồm có giáo viên trung học cơ sở chính (mã ngạch 15a201), giáo viên trung học cơ sở chưa đạt chuẩn (chưa đạt trình độ cao đẳng, mã ngạch 15c208) và chuyên viên (mã ngạch 01.003). Căn cứ vào hướng dẫn tại Mục II Thông tư liên tịch số 81/2005/TTLT-BNV-BTC, đối với giáo viên dạy nghề không xếp lương cũ theo mã số ngạch 15.113 thì hiện đang xếp lương cũ theo ngạch hoặc chức danh nào được chuyển xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó. Việc ông Hội và đồng nghiệp vẫn được giữ nguyên mã ngạch như trước khi chuyển đến công tác tại Trung tâm dạy nghề là có căn cứ.

Luật Viên chức có hiệu lực từ ngày 1/1/2012, quy định “chức danh nghề nghiệp” của viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, thể hiện cấp độ về chuyên môn nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. Để bảo đảm mọi chế độ, chính sách đối với viên chức phải căn cứ vào vị trí việc làm gắn với chức danh nghề nghiệp của viên chức.

Thời gian trước đây, cụm từ chỉ chức danh tương ứng với nghề nghiệp của viên chức (như bác sỹ, giáo viên, biên tập viên…) được quy định thành các "ngạch" như công chức. Do quy định “ngạch” viên chức chưa thực sự phù hợp với tính chất và đặc điểm lao động của viên chức, nên đã có phát sinh bất cập, hạn chế trong công tác quản lý viên chức. Luật Viên chức quy định vị trí làm việc gắn với chức danh nghề nghiệp đã khắc phục hạn chế đó. Xác định ai ở vị trí làm việc nào, thuộc chức danh nghề nghiệp nào sẽ được thể hịên trong hợp đồng làm việc giữa viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp.

Việc sử dụng “chức danh nghề nghiệp” viên chức đang được thay thế cho “ngạch” viên chức. Trong thời gian tới, chức danh nghề nghiệp của ông Hội và đồng nghiệp tại Trung tâm dạy nghề huyện sẽ được cơ quan quản lý viên chức xác định đúng với trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực dạy nghề.

Về phụ cấp thâm niên nhà giáo

Đối tượng và phạm vi áp dụng chế độ phụ cấp thâm niên đối với Nhà giáo được quy định tại Điều 1, Nghị định số 54/2011/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 1, Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT/BGDĐT- BNV- BTC-BLĐTBXH như sau:

- Nhà giáo trong biên chế, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật); đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, được xếp vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15);

- Nhà giáo trong biên chế đang làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học công lập; đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo.

Trường hợp ông Hội và đồng nghiệp là nhà giáo trong biên chế, đang làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại Trung tâm dạy nghề huyện (là đơn vị sự nghiệp công lập), đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP theo các ngạch 15a201; 15c208 và 01.003 đều thuộc đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo (trừ trường hợp không trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn thực hành nghề hoặc không đảm bảo đủ số giờ giảng dạy theo quy định tại Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/6/2008 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên dạy nghề).

Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo căn cứ vào thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập; Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập); Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác; Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.

Mức phụ cấp thâm niên được tính như sau: Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục được tính hưởng phụ cấp thâm niên đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

Tin, bài liên quan:

- Những câu hỏi về phụ cấp thâm niên nhà giáo

- Quy định về phụ cấp thâm niên nhà giáo

- Điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo