• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ô tô sử dụng còi sai quy định sẽ bị xử phạt

(Chinhphu.vn) - Do xe ô tô bị hỏng còi, ông Nguyễn Chiến ở TP. Hải Phòng (là lái xe ô tô vận tải hàng hóa) đã thay còi tại một cơ sở sửa chữa ô tô. Vừa qua, cảnh sát giao thông kiểm tra, lập biên bản và ra quyết định xử phạt ông 2.000.000 đồng do sử dụng còi ô tô có âm lượng quá lớn.

14/10/2011 16:50

Theo ông được biết, mức xử phạt do sử dụng còi không đúng tiêu chuẩn, có âm lượng lớn là 500.000 đồng. Ông Chiến muốn biết, việc xử phạt như vậy có đúng không? Căn cứ nào để kết luận còi xe ô tô có âm lượng quá lớn và xử phạt ông 2.000.000 đồng?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời câu hỏi của ông Chiến như sau:

Sử dụng còi vượt quá âm lượng quy định bị xử phạt

Trước ngày 30/6/2011, việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi “điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng không đúng quy chuẩn kỹ thuật” áp dụng quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 19 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Mức phạt  tiền đối với hành vi này từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Theo quy định tại Điều 1, Nghị định số 33/2011/NĐ-CP ngày 16/5/2011 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 30/6/2011) sửa đổi điểm b, khoản 2 và bổ sung điểm d,  khoản 4, Điều 19, Nghị định số 34/2010/NĐ-CP thì người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông như điều khiển xe không có còi hoặc điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định sẽ bị xử phạt như sau:

- Mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm điều khiển xe không có còi.

- Mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định.

Như vậy, việc xử phạt hành vi “điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng không đúng quy chuẩn kỹ thuật” theo một chế tài tại điểm b, khoản 2, Điều 19, Nghị định 34/2010/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng, nay đã được sửa đổi, bổ sung theo Điều 1, Nghị định số 33/2011/NĐ-CP thành 2 chế tài riêng quy định:

- Chế tài xử phạt tại điểm b, khoản 2, Điều 19, Nghị định 34/2010/NĐ-CP đối với hành vi “điều khiển xe không có còi” với mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng

- Chế tài xử phạt tại điểm d, khoản 4, Điều 19, Nghị định 34/2010/NĐ-CP đối với hành vi “điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định” với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Phương pháp kiểm tra còi xe ô tô

Tại Mục 4.2.6.2 Tiêu chuẩn ngành 22TCN 307-06 “Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Ô tô - Yêu cầu an toàn chung” ban hành kèm theo Quyết định số 24/2006/QĐ-BGTVT ngày 20/2/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và căn cứ Mục 4.8.2, Phụ lục I, Hạng mục và phương pháp kiểm tra Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BGTVT ngày 24/6/2009 của Bộ Giao thông vận tải về kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, thì để đánh giá đúng âm lượng của còi điện gắn trên ô tô phải kiểm tra bằng thiết bị đo âm lượng để xác định âm lượng còi là nhỏ hay quá lớn.

Cảnh sát giao thông tiến hành đặt micro cách đầu xe 2m, cao 1,2 m so với mặt đất, chính giữa và hướng về đầu xe; bấm còi và ghi lại giá trị âm lượng. Nếu còi của ô tô có âm lượng nhỏ hơn 90 dB(A) hoặc âm lượng lớn hơn 115 dB(A) là không đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Trường hợp ông Nguyễn Chiến phản ánh nếu xe ô tô ông điều khiển đã được thay, sử dụng còi không đúng với tiêu chuẩn, có âm lượng lớn quá mức quy định thì từ ngày 30/6/2011, cảnh sát giao thông kiểm tra phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt 2.000.000 đồng là đúng với quy định (mức xử phạt hành vi này từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng).

Việc xác định âm lượng của còi làm căn cứ xử phạt vi phạm phải sử dụng thiết bị kiểm tra âm lượng và được tiến hành theo phương pháp quy định tại Mục 4.8.2, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BGTVT. Khi kiểm tra, xác định còi của xe ô tô có âm lượng lớn hơn 115 dB(A) mới đủ cơ sở kết luận là có hành vi vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông để làm căn cứ xử phạt về hành vi này.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.