• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ

(Chinhphu.vn) - Bà Nguyễn Xuân Hải (xuanhai7375@...) đang nghỉ chế độ thai sản, do không đảm bảo sức khỏe để tiếp tục trở lại công ty làm việc, nên muốn chủ động chấm dứt HĐLĐ. Để không vi phạm luật lao động, bà Hải muốn được biết khi nào bà có thể thông báo với công ty để chấm dứt HĐLĐ?

28/04/2013 10:36

Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng Luật sư  Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời bà Nguyễn Xuân Hải như sau:

Chế độ thai sản do BHXH chi trả

Theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 28; điểm a, khoản 1, Điều 31; Điều 34 và Điều 35 Luật BHXH, người lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con được nghỉ việc 4 tháng hưởng chế độ thai sản với mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Đồng thời được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH. Chế độ thai sản do BHXH chi trả.

Tại khoản 1 Điều 157 Bộ luật Lao động năm 2012 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013) quy định lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Theo điểm b khoản 2 Điều 240 Bộ luật này, thì lao động nữ nghỉ sinh con trước ngày 1/5/2013, mà đến ngày 1/5/2013 vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định tại Luật BHXH thì thời gian hưởng chế độ khi sinh con được thực hiện theo quy định của Bộ luật này là 6 tháng.

Việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ

Theo quy định tại Điều 37 Bộ Luật lao động năm 1994 (sửa  đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007) có hiệu lực đến ngày 1/5/2013 và quy định tại Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực từ ngày 1/5/2013, trường hợp người lao động không đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện HĐLĐ thì có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

Người lao động làm theo HĐLĐ không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày; người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 6 tháng liền thì phải báo trước ít nhất 3 ngày.

Trường hợp bà Nguyễn Xuân Hải đang nghỉ sinh con hưởng chế độ thai sản do BHXH chi trả, nhưng sức khỏe của bà không đảm bảo để khi hết thời gian nghỉ chế độ thai sản bà có thể tiếp tục thực hiện HĐLĐ ký với công ty, thì trong thời gian nghỉ chế độ thai sản đó bà có thể làm đơn xin thôi việc để chấm dứt HĐLĐ kể từ thời điểm kết thúc thời gian nghỉ thai sản. Thời gian báo trước việc chấm dứt HĐLĐ thực hiện theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Lao động nêu trên.

Trong thời gian nghỉ sinh con, bà Hải báo trước cho người sử dụng lao động biết thời điểm chấm dứt HĐLĐ không ảnh hưởng đến quyền lợi BHXH mà bà được hưởng khi sinh con, vì chế độ thai sản do BHXH chi trả.

Nếu thực hiện đúng quy định về thời gian báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý giải quyết thôi việc, hoặc người sử dụng lao động không đồng ý cho thôi việc nhưng người lao động đã báo trước đúng thời gian quy định để đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì không vi phạm pháp luật. 

Luật sư Lê Văn Đài

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

Tin liên quan:

- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

- Quyền lợi khi chấm dứt hợp đồng lao động

- Có được chấm dứt hợp đồng khi người lao động đang nuôi con nhỏ?