• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đã cấp gần 2,7 triệu chứng thư số

(Chinhphu.vn) – Giao dịch điện tử trong các hoạt động của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và xã hội có vai trò rất quan trọng và là một hoạt động thúc đẩy phát triển kinh tế số trong thời gian tới. Trong đó, chữ ký số là một trong những loại hình kỹ thuật, công nghệ đảm bảo sự an toàn, bảo mật cao.

11/10/2019 15:59

Ông Phạm Quốc Hoàn, Phó Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC) cho biết, căn cứ pháp lý để triển khai sử dụng chữ ký số đến thời điểm hiện tại là tương đối đầy đủ. Ảnh: VGP/Hiền Minh 

Tại hội nghị “Tuyên truyền, đẩy mạnh sử dụng chữ ký số trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, xã hội năm 2019”  do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức, ngày 11/10 tại Hà Nội, ông Phạm Quốc Hoàn, Phó Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC) cho biết tính đến 30/6/2019, các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số (CA) công cộng đã cấp gần 2,7 triệu chứng thư số, số lượng chứng thư số đang hoạt động gần 1,2 triệu.

Các chứng thư số được cấp chủ yếu cho các doanh nghiệp, cá nhân thực hiện giao dịch trong các lĩnh vực như thuế, hải quan và bảo hiểm xã hội, ngoài ra còn sử dụng trong các loại giao dịch khác trong tài chính ( như chứng từ điện tử, hóa đơn điện tử), giao dịch ngân hàng điện tử, chứng khoán điện tử, giao dịch thương mại điện tử, hợp đồng điện tử…

Tính đến tháng 9/2019, Ban Cơ yếu Chính phủ cũng đã đáp ứng kịp thời gần 220.000 chứng thư số phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước các cấp.

Đến nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép cho 14 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, trong đó có 10 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, 4 doanh nghiệp đang trong quá trình hoàn thiện đầu tư hệ thống kỹ thuật và tổ chức vận hành.

“Xét về mặt pháp lý để triển khai chữ ký số công cộng đến thời điểm hiện tại là tương đối đầy đủ. Đặc biệt, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đang xây dựng các dự thảo văn bản thông tư quy định về cung cấp dịch vụ chữ ký số trên nền tảng điện thoại di động hoặc cho phép ký từ xa. Sau khi các dự thảo này được ban hành, các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số sẽ có căn cứ pháp lý để triển khai. Khi đó, dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng sẽ bùng nổ”, ông Phạm Quốc Hoàn nhận định.

Hiền Minh