• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đầu tư nhiều hơn cho hệ sinh thái vùng bờ

(Chinhphu.vn) - Ngày 27/3, tại Đà Nẵng, Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi trường thuộc Tổng cục Môi trường phối hợp với một số tổ chức quốc tế tổ chức Hội thảo tập huấn báo chí: Đầu tư cho các hệ sinh thái vùng bờ.

27/03/2012 16:05

Ảnh: Chinhphu.vn

Mục đích của hội thảo nhằm cung cấp thông tin về hệ sinh thái vùng bờ  biển, rừng ngập mặn và cách đưa tin về môi trường cho các phóng viên, nhà báo.

Thông tin đưa ra tại hội thảo cho biết, do biến đổi khí hậu, cùng với những tác động tiêu cực của con người đã làm tăng xâm nhập mặn, thay đổi điều kiện sinh thái, tài nguyên nước ngầm ngọt ven biển bị cạn kiệt, cuộc sống người dân ven biển và trên các đảo nhỏ ven bờ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trong đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long, Quảng Ninh, Hải phòng là những vùng có diện tích rừng ngập mặn bị mất nhiều nhất.

Thông tin từ hội thảo cũng cho biết hiện độ phủ của san hô trên các rạn đã giảm mạnh. Trong đó, độ phủ rạn san hô sống ở miền Bắc Việt Nam đã giảm khoảng 25 – 50%.

Các ý kiến cho rằng nếu không có hành động tích cực và hiệu quả thì chỉ đến hết năm 2030 biển Việt Nam sẽ không còn rạn san hô và cũng không còn tôm cá nữa.

Tình trạng trên cũng diễn ra tương tự với hệ sinh thái thảm cỏ biển, một trong những hệ sinh thái nhạy cảm và dễ tổn thương khi môi trường sống thay đổi.

Hội thảo đã nêu ra các vấn  đề để phát triển bền vững vùng bờ, để giảm thiểu các các động bất khả kháng ngoài ý muốn của người dân, để thích ứng với một vùng bờ đang thay đổi nhanh chóng, để sinh kế của người dân địa phương ven biển được cải thiện.

Nhiều đại biểu cho rằng đầu tư cho các hệ sinh thái vùng bờ biển được xem là giải pháp hữu hiệu và lâu dài, đây cũng chính là đầu tư cho hạ tầng cơ sở  và cho tương lai của vùng bờ, đồng thời sinh kế của người dân các địa phương được cải thiện.

Đại biểu cũng được trang bị các kiến thức về các vấn đề vùng bờ biển và hệ sinh thái; vai trò của rừng ngập mặn trong cuộc chiến biến đổi khí hậu; đánh giá hiện trạng thông tin môi trường năm 2010 đối với một số cơ quan truyền thông…

Thế Phong