Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
![]() |
Một nhóm các kỹ sư thuộc trường Đại học Lincoln ở Anh đã phát hiện thấy nguồn năng lượng bị mất đi, khi phanh các bánh máy bay lúc hạ cánh, có thể được thu lại và chuyển đổi thành điện nhờ có các động cơ - máy phát gắn trong càng máy bay.
Hiện nay, nguồn năng lượng này thải ra nhiệt, do ma sát trong các phanh đĩa của máy bay. Năng lượng này làm sao biến thành điện năng, tích tụ, cung cấp cho các động cơ trong bánh xe để chạy về điểm đỗ, thay vì phải phun dầu cho tua-bin phản lực. Xuống đến đường băng, máy bay chạy về nhà ga bằng điện.
GS Paul Stewart chỉ đạo nghiên cứu cho rằng, máy bay chạy trên mặt đất là một công đoạn tiêu thụ nhiên liệu không hiệu quả ở mức cao, gây phát thải và ô nhiễm tiếng ồn do các động cơ phản lực gây ra. Đây là một vấn đề nan giải của các sân bay trên toàn thế giới.
Nếu máy bay thế hệ mới xuất hiện trong khoảng từ 15-20 năm tới có thể áp dụng công nghệ mới, sẽ mang lại những lợi ích to lớn, đặc biệt giảm ồn với người dân sống gần các sân bay. Hiện tại, máy bay thương mại mất nhiều thời gian trên mặt đất để vận hành các động cơ phản lực ồn ào. Trong tương lai, công nghệ mới có thể giảm nhu cầu này.
GS Stewart giải thích khi máy bay Airbus 320 hạ cánh trên đường băng, việc kết hợp trọng lượng và tốc độ của máy bay sẽ sinh ra nguồn điện có công suất cao nhất là 3 MW.
Theo báo Môi trường