• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Lựa chọn một số lĩnh vực KH&CN trọng điểm để bứt phá

(Chinhphu.vn) - Chiều 14/8, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm việc về triển khai các dự án đầu tư trung hạn 2016-2020 và kế hoạch giai đoạn 2021-2025.

14/08/2020 18:33

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: VGP/Thu Cúc

Tham dự có Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam Châu Văn Minh; Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và lãnh đạo các cơ quan, các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

GS. Phan Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã báo cáo về tình hình triển khai công tác đầu tư trung hạn gian đoạn 2016-2020 và Kế hoạch đầu tư trung hạn 2021-2025.

Giai đoạn 2016-2020, Viện đã được Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao tổng số vốn kế hoạch là 1.941 tỷ đồng vốn trong nước, 3.869 tỷ đồng vốn nước ngoài và 116 tỷ đồng vốn nước ngoài giải ngân theo cơ chế tài chính trong nước. Trong giai đoạn này, Viện đã thực hiện 31 dự án, số dự án đã kết thúc bàn giao và sử dụng là 24 dự án. Có thể kể đến các dự án: Cơ sở nghiên cứu Viện Công nghệ Vũ trụ và Hóa sinh biển; Phòng thí nghiệm về Dioxin; đầu tư nâng cấp Trung tâm giám định ADN hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; cơ sở nghiên cứu Viện Công nghệ Hóa học tại TPHCM; xây dựng khu thuần hóa, bảo tồn sinh vật biển và trưng bày mẫu vật Hoàng Sa-Trường Sa tại Nha Trang...

Viện chỉ có 1 dự án chậm tiến độ, phải kéo dài thời gian thực hiện do vướng mắc thủ tục hành chính liên quan đến thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng với địa phương. Viện đã cáo văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ để gia hạn thời gian thực hiện dự án đến 31/12/2022.

Theo GS. Phan Ngọc Minh, các dự án của Viện đã được triển khai theo đúng nội dung, tiến độ đã được phê duyệt, đạt được mục tiêu, nội dung đã đề ra. Các dự án đều khẩn trương thi công, bàn giao và đưa vào sử dụng đúng tiến độ, đảm bảo đúng các quy định của nhà nước và hiệu quả đầu tư.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã sử dụng đúng mục tiêu, quy định vốn đầu tư trung hạn; hoàn thành được các công trình hiện đại, thiết yếu của Viện và đất nước. Bộ trưởng cho rằng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cần tận dụng hết vai trò, thế mạnh của cơ quan đầu ngành về khoa học và công nghệ của cả nước.

Bộ trưởng đề nghị Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam lựa chọn một số lĩnh vực trọng điểm để bứt phá như sinh học, nông nghiệp công nghệ cao, vật liệu mới... KH&CN  cần là lực lượng tiên phong đi đầu đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Về đầu tư trung hạn giai đoạn tới, Bộ trưởng khẳng định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp chặt chẽ với Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam để triển khai các dự án đầu tư trung hạn ưu tiên đáp ứng tối đa yêu cầu để góp phần phát triển Viện Hàn lâm KH&CN Công nghệ Việt Nam và nền khoa học và công nghệ của đất nước.

Thu Cúc