• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sẵn sàng đón nhận làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0

(Chinhphu.vn) - Ngày 10/5, tại TPHCM, Hội thảo “Cách mạng công nghiệp 4.0 và ứng dụng IoT vào sản xuất thông minh” được tổ chức nhằm đưa ra góc nhìn toàn cảnh về xu thế và ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư với nền công nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất thông minh.

10/05/2017 15:47

Thứ trưởng Trần Văn Tùng chia sẻ thông tin tại Hội thảo. Ảnh: báo Khoa học và Phát triển

Chia sẻ tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Trần Văn Tùng cho biết, làn sóng công nghệ mới sẽ tạo ra các nền tảng mới, thay thế dần cấu trúc ngành công nghiệp hiện có.

Bên cạnh đó, sự gia tăng tỉ lệ tự động hóa giúp các công ty sản xuất toàn cầu có cơ hội đưa sản xuất về lại nước mình, giành lại công việc từ các nước có giá nhân công thấp.

Theo các chuyên gia, cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ về phân bố nguồn lực sản xuất, cơ hội việc làm, cách thức sản xuất và tiêu dùng nhờ vào sự phát triển của công nghệ thực tế ảo, công nghệ người máy và trí tuệ nhân tạo. Việt Nam không nằm ngoài tác động của làn sóng mới này.

“Tuy nhiên, các đột phá về công nghệ, đặc biệt là những tiến bộ vượt bậc trong tự động hóa và công nghệ in 3D đang làm đảo ngược dòng thương mại theo hướng bất lợi cho các nước như Việt Nam do làm giảm mạnh lợi thế lao động giá rẻ”, Thứ trưởng Trần Văn Tùng nhấn mạnh.

Từ đánh giá cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng công nghệ 4.0, các đại biểu đã thảo luận các giải pháp để tận dụng các cơ hội của làn sóng công nghệ mới trong việc nâng cao trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm; tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn và tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ số và internet đồng thời là cơ hội lớn cho sản xuất công nghiệp trình độ khoa học công nghệ tiên tiến.

Dù gặp những thách thức lớn nhưng Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho rằng, sự phát triển của công nghệ cũng cho phép tạo ra các sản phẩm, dịch vụ với đầu tư ban đầu có thể không lớn, nhưng lợi nhuận thu về cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hình thành.

Việc tập trung thực hiện các Chương trình khoa học công nghệ quốc gia; các chương trình đổi mới công nghệ, phát triển công nghệ cao, sản phẩm quốc gia... là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn tới./.

Bích Phương