• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tân sinh viên ĐHQGHN tham gia kỳ thi kiểu Mỹ

(Chinhphu.vn) - Ngày 10-11/9, trên 1.200 tân sinh viên của ĐHQG HN dự thi vào các hệ đào tạo Tài năng, Tiên tiến, Chất lượng cao, Chuẩn quốc tế theo phương thức thi Đánh giá Năng lực, tương tự kỳ thi chuẩn hóa tuyển sinh vào bậc đại học tại Hoa Kỳ (SAT).

10/09/2014 16:57

Đây là năm đầu tiên ĐHQG HN thí điểm áp dụng bài thi Đánh giá Năng lực để tuyển chọn sinh viên vào hệ đào tạo khác nhau sau khi đã vượt qua kỳ thi 3 chung.

110 cán bộ tham gia coi thi và phục vụ đợt thi được tổ chức tại cụm thi Xuân Thủy và cụm thi Thanh Xuân với 459 máy tính tại 14 phòng thi phục vụ kì thi.

Bài thi được xây dựng theo mô hình đề thi trắc nghiệm bao gồm phần bắt buộc và phần tự chọn với tổng số 140 câu hỏi, thời gian làm bài là 195 phút, được thực hiện trên máy tính. Tổng điểm tối đa là 140 điểm.

Phần bắt buộc bao gồm hai hợp phần. Phần 1 gồm 50 câu hỏi cho kiến thức toán học (tư duy định lượng) và phần 2 gồm 50 câu hỏi cho kiến thức Ngữ văn (tư duy định tính). Phần tự chọn, thí sinh có thể lựa chọn 1 trong 2 hợp phần: Kiến thức Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc kiến thức Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân), mỗi hợp phần gồm 40 câu.

Thí sinh làm bài hoàn toàn trên máy tính. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, sai hoặc bỏ qua không bị trừ điểm.

Trong đó có 20% số câu ở cấp độ dễ, 60% số câu cấp độ trung bình và 20% ở cấp độ khó. Kết quả bài thi cho phép đánh giá các năng lực cốt lõi của thí sinh như: Năng lực nhận thức, năng lực tổng hợp, phân tích, sáng tạo, năng lực thẩm mỹ và khả năng tư duy.

Đặc trưng cơ bản trong phương án thi của ĐHQGHN là đánh giá được toàn diện năng lực thí sinh; kết quả tuyển sinh đảm bảo sự khách quan, công bằng.

Đề án mở ra cơ hội liên thông trong hoạt động tuyển sinh giữa các cơ sở giáo dục ĐH trong cả nước, khi các cơ sở giáo dục ĐH có thể sử dụng kết quả của bài thi đánh giá năng lực chung và đánh giá năng lực chuyên biệt do ĐHQG HN tổ chức để tuyển chọn thí sinh.

Được biết, ĐHQG HN đã chuẩn bị cho kế hoạch tuyển sinh đánh giá năng lực này từ năm 2004 với các tiêu chí lựa chọn cho một chương trình phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo nhân tài.

Một số hình ảnh về kỳ tuyển sinh lớp chất lượng cao, lớp quốc tế của ĐHQG HN

Nguyệt Hà