• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thi điều khiển xe không người lái tại Hà Nội

(Chinhphu.vn) - Ngày 10/5 tới, tại nhà thi đấu Cầu Giấy (Hà Nội), 8 nhóm sinh viên đến từ 8 trường đại học của các tỉnh, thành phố sẽ thi đấu trận cuối cùng của cuộc thi công nghệ điều khiển xe không người lái đầu tiên tại Việt Nam do Tập đoàn FPT tổ chức.

08/05/2017 17:31

Nhóm sinh viên ĐH Bách khoa TPHCM. Ảnh: VGP/Thành Chung

Tự vận hành là 1 trong 9 công nghệ trụ cột của cuộc cách mạng 4.0. Nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này đã được áp dụng vào thực tiễn. Robot giao hàng, máy bay không người lái, các ứng dụng hỗ trợ người lái trong ô tô, ô tô không người lái, trợ lý ảo (Siri, Cortana, Google Now..)… đang được nghiên cứu và đưa vào sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các ứng dụng này ngày càng thông minh hơn và có khả năng tự động xử lý tình huống thay cho người sử dụng.

“Cũng giống như sự phát triển trong lĩnh vực điện thoại di động, ô tô cũng sẽ là một thiết bị thông minh, phục vụ các nhu cầu khác của con người. Kho ứng dụng thông minh cho ô tô sẽ phát triển rất sôi động và đây là cơ hội lớn cho thế hệ trẻ Việt Nam. Những thách thức công nghệ trong Cuộc đua số 2016-2017 là bước khởi đầu cho việc bắt nhịp với xu hướng của thế giới”, ông Lê Hồng Việt, Giám đốc Công nghệ FPT nhận định.

Là thành viên của 1 trong 8 đội lọt vào trận chung kết, sau một thời gian tập luyện, Lê Trung Kiên, sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, các đội chơi đã được đào tạo thêm những kiến thức về xử lý ảnh, trí tuệ nhân tạo… để phát triển trên mô hình xe không người lái. Đến nay, xe của các đội về cơ bản đã tự nhận diện được làn đường, tránh vật cản, leo dốc… và sẵn sàng thi đấu tại trận chung kết sắp tới.

“Cuộc đua số” diễn ra từ tháng 11/2016 đến tháng 5/2017, thu hút hơn 500 thí sinh từ 26 trường đại học trên cả nước tham dự. Sau 8 trận thi đấu vòng loại tại các trường đại học trên toàn quốc (từ 9-18/1), 8 đội thi xuất sắc nhất đã lọt vào vòng chung kết.

Tổng giá trị giải thưởng của cuộc thi lên tới 700 triệu đồng. Bao gồm: 01 giải Nhất trị giá 450 triệu đồng (gồm 01 chuyến trải nghiệm 7 ngày tại Mỹ cho các thành viên đội thi và 03 laptop); 01 giải Nhì trị giá 30 triệu đồng; 02 giải Ba, mỗi giải trị giá 20 triệu đồng; 08 giải thưởng cho đội giành giải Nhất vòng sơ loại, mỗi giải trị giá 10 triệu đồng. Ngoài ra, trường có đội thi đạt giải Nhất sẽ nhận được 50 triệu đồng tiền mặt.

Thành Chung