• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thời điểm thuận lợi cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo

(Chinhphu.vn) - Trong 2 ngày 12-13/11, “Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam - Techfest Vietnam 2016” diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện quy tụ tất cả các đối tác trong hệ sinh thái khởi nghiệp, các cơ quan Nhà nước, nhà đầu tư, cộng đồng hỗ trợ khởi nghiệp, các nhóm khởi nghiệp mới.

12/11/2016 16:20

Techfest Vietnam 2016 thu hút 2.000 người, 100 nhà đầu tư trong nước và quốc tế, 100 doanh nghiệp khởi nghiệp tham dự. Ảnh: VTV
Thời điểm thuận lợi

Nói về phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Việt Nam, TTXVN dẫn lời Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng trả lời báo chí đã khẳng định đây là thời điểm thuận lợi cho phong trào khởi nghiệp nói chung cũng như khởi nghiệp gắn với đổi mới sáng tạo tại Việt Nam nói riêng.

Điều này thể hiện qua các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các bộ, ngành về  khởi nghiệp… Bên cạnh đó, giới truyền thông cũng như xã hội hiện nay cũng nói nhiều về khởi nghiệp.

Theo ông Trần Văn Tùng, Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam đến năm 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam có một đề án quốc gia về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đề án nhấn mạnh sự phát triển gắn kết giữa các bộ, ngành, địa phương nhằm phát triển từng thành phần của hệ sinh thái một cách đồng bộ và phát triển sự liên kết của các thành phần để hệ sinh thái bền vững.

Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi, còn có nhiều khó khăn, nhất là việc hiểu và biết để khởi nghiệp đúng nhất.

Đó là ngoài việc có tinh thần nhiệt huyết, người khởi nghiệp phải có kiến thức về khởi nghiệp. Đây là những điều mà trong quá trình học tập tại các trường đại học, kinh doanh, các kiến thức về quản trị cho doanh nghiệp, các hoạt động quản lý về thị trường và tiền tệ nhiều khi không được cùng cấp đầy đủ… Thực tế, các trường về khoa học dạy các kiến thức chuyên môn nhưng không dạy các kiến thức về pháp lý, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và cách thức cạnh tranh trên thị trường…

Hiện nay, Bộ KH&CN đang phối hợp với Bộ GD&ĐT để đưa nội dung đào tạo về khởi nghiệp cho sinh viên một số trường khối kỹ thuật, thương mại và những trường liên quan đến hoạt động có thể khởi nghiệp, giúp sinh viên có kiến thức cần thiết, ban đầu cho hoạt động khởi nghiệp.

Thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cần cơ chế chính sách

Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho rằng chính sách là một vấn đề quan trọng cho khởi nghiệp tại Việt Nam.

Với tinh thần hỗ trợ khởi nghiệp thời gian qua và sự chỉ đạo của Chính phủ, gần đây nhất, Bộ KH&ĐT đang xây dựng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó dành một chương cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Nội dung hoạt động khởi nghiệp đã được đưa vào và những quy định cụ thể đã được hình thành.

Ngoài ra, các văn bản chính sách liên quan đến đầu tư tại Việt Nam cũng cần được quy định rõ ràng để các nhà đầu tư yên tâm.

Đặc biệt, cần phải bảo đảm môi trường pháp lý, công khai minh bạch trong quá trình cung cấp thông tin, các thủ tục thành lập, các hoạt động liên quan đến khởi nghiệp cho nhà đầu tư, nhà khởi nghiệp biết để dễ dàng thâm nhập vào kho cơ sở dữ liệu, điều đó sẽ giúp cho hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam thuận lợi.

Về phía mình, là cơ quan chủ trì, Bộ KH&CN đã triển khai nhiều hoạt động để hỗ trợ các nhà đầu tư và các doanh nghiệp hợp tác với nhau, huy động nguồn hỗ trợ từ xã hội hóa; đề nghị các quỹ như Quỹ đổi mới sáng tạo quốc gia, Dự án Fist… là những nơi có nguồn lực để hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp…

Đối với các quỹ nước ngoài, Bộ đã tạo các hoạt động liên kết, đưa các khởi nghiệp làm việc với các quỹ trong nước và nước ngoài, đưa các khởi nghiệp sang các nước mạnh về lĩnh vực này như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Phần Lan, Isarel… để gặp gỡ, trao đổi bàn luận và đi đến hợp tác đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam./.