• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

VN quan trắc phóng xạ môi trường: Không thấy bất thường

(Chinhphu.vn) – Theo Bộ KHCN, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân Hà Nội tổ chức việc quan trắc phóng xạ môi trường tại 2 trạm quốc gia và chưa thấy có bất kỳ một sự bất thường nào về phóng xạ.

16/03/2011 14:06

Ảnh: Chinhphu.vn

Trước dư luận khác nhau về những ảnh hưởng đến Việt Nam sau sự cố nổ liên tiếp các lò phản ứng hạt nhân tại Nhật Bản mấy ngày qua, ông Lê Đình Tiến, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) đã chủ trì họp báo nhằm cung cấp thông tin chính thức về vấn đề này.

Lãnh đạo các đơn vị, cơ quan chủ quản của Bộ liên quan đến vấn đề điện hạt nhân cùng tham dự.

Trận động đất lớn với cường độ 9 độ richter kèm theo sóng thần mạnh ngày 11/3/2011 ở thành phố Sendai nằm ở bờ đông của hòn đảo Honshu, Nhật Bản đã gây ra sự cố tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima Di-ichi (còn gọi là Fukushima I) thuộc Quận Futaba, Tỉnh Fukushima, cách Tokyo 250 km về phía Đông Bắc.

Theo PGS.TS Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam và TS Đặng Thanh Lương, Cục an toàn bức xạ và hạt nhân, do mức độ của sự cố tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima I hiện chỉ ở cấp độ 4, nên ảnh hưởng chủ yếu là ở khu vực lân cận xung quanh nhà máy là chính.

Tình hình sự cố tại các lò phản ứng hạt nhân ở Nhật Bản còn diễn biến phức tạp nhưng ảnh hưởng phóng xạ ra không khí đến Việt Nam là rất thấp. Tuy nhiên, Bộ KHCN sẽ cùng các ngành xây dựng các phương án theo đúng Luật Năng lượng Nguyên tử để có thể ứng phó các vấn đề có thể nảy sinh.

Được biết, ngay sau khi có tin về sự cố tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima Di-ichi, theo chỉ đạo của Bộ KHCN, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam đã yêu cầu 2 đơn vị thuộc Bộ là Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân Hà Nội tổ chức tốt việc quan trắc phóng xạ môi trường tại 2 trạm quốc gia do 2 đơn vị này quản lý.

Cho đến thời điểm hiện tại, quan trắc tại hai trạm này chưa thấy có bất kỳ một sự bất thường nào về phóng xạ.

PGS.TS Vương Hữu Tấn cho biết thêm, sở dĩ, Nhật Bản để xảy ra sự cố tại các lò hạt nhân vì những nhà máy Fukushima này được xây dựng vào những năm 1970 và 1980 thuộc thế hệ thứ 2.

Yếu điểm của hệ thống giải nhiệt dư của nhà máy này là vẫn là sử dụng nguyên lý an toàn chủ động (active safety features), tức là hệ thống làm nguội lò phản ứng phải sử dụng nguồn năng lượng điện từ máy phát diezel trong trường hợp khẩn cấp.

Theo chỉ đạo của Bộ KHCN, Viện Năng lượng Nguyên tử sẽ nghiên cứu sâu sắc bản chất của sự cố tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima Di-ichi để có thể rút ra các bài học kinh nghiệm cho mình trong chương trình phát triển điện hạt nhân.

Ở Việt Nam, khả năng về động đất không giống như ở Nhật nhưng trong quá trình xây dựng tiêu chí về địa điểm, chúng ta sẽ tính toán để đặt ra yêu cầu cho các nhà thiết kế Nhà máy điện hạt nhân với độ an toàn cao nhất. Theo ông Tấn, việc này cần có thời gian và nguồn thông tin đầy đủ./.

Theo thang sự kiện hạt nhân Quốc tế INES, các sự kiện hạt nhân được phân loại theo mức độ ảnh hưởng từ thấp đến cao (mức 0 đến mức 7) 

Mức 0: Sự khác biệt chút ít: Không đáng kể về an toàn

Mức 1: Bất thường: Vượt quá chế độ vận hành cho phép

Mức 2: Sự cố: Nhiễm xạ lan truyền đáng kể/ Công nhân bị nhiễm xạ quá liều

Mức 3: Sự cố nghiêm trọng: Nhiễm xạ lan truyền nặng/ Ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân

Mức 4: Tai nạn không gây hậu quả đáng kể ra ngoài: Vùng hoạt lò phản ứng/các lớp bảo vệ bị hư hại đáng kể/công nhân bị nhiễm xạ nguy kịch/hoặc dân chúng bị nhiễm xạ ở mức giới hạn quy định

Mức 5: Tai nạn gây hậu quả ra ngoài cơ sở: Vùng hoạt lò phản ứng/các lớp bảo vệ bị hư hại nghiêm trọng/ hoặc thoát phóng xạ ra ngoài cơ sở ở mức hạn chế: cần thực hiện một phần các biện pháp khắc phục đã dự kiến

Mức 6: Tai nạn nghiêm trọng: Thoát phóng xạ ra ngoài cơ sở ở mức đáng kể: cần thực hiện một phần các biện pháp khắc phục đã dự kiến

Mức 7: Tai nạn rất nghiêm trọng: Thoát phóng xạ nhiều, ảnh hưởng sức khỏe và môi trường ở phạm vi  rộng. 

Việt Hà - Minh Huệ