• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Yêu cầu cấp thiết cho vaccine bại liệt mới

(Chinhphu.vn) - Bệnh bại liệt đã gần như bị xóa sổ, nhưng một phiên bản khác phát sinh tự nhiên từ virus bại liệt giảm độc lực được sử dụng trong vaccine bại liệt cũ, đang ngày càng gia tăng.

03/11/2020 11:01
Virus bại liệt phiên bản này gọi là cVDPV, phát sinh do chủng virus bại liệt loại 2 đã giảm độc lực (sử dụng trong vaccine cũ) đột biến và lấy lại độc lực. cVDPV đang lưu hành ngày càng phổ biến ở Afghanistan và Pakistan - 2 quốc gia đang báo cáo về các ca nhiễm mới, cũng như ở Philippines, Malaysia, Yemen và 19 quốc gia châu Phi. Vaccine chống lại cVDPV dự kiến sẽ được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp thuận khẩn cấp ngay trong năm nay.

Cho đến cuối tháng 10 này, đã có hơn 460 trường hợp mắc bệnh bại liệt cVDPV trên toàn thế giới, cao gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2019. Đây là một bước lùi lớn đối với chiến dịch xóa sổ bệnh bại liệt trên toàn cầu kéo dài đã 32 năm và trị giá 17 tỷ USD. Các nhà nghiên cứu cho biết cứ mỗi trường hợp bại liệt được phát hiện ra thì có khoảng 2.000 ca nhiễm trong dân số.

Hiện tại, khi vaccine cVDPV chưa được phê duyệt, các nước vẫn đang sử dụng vaccine cũ cho bệnh bại liệt loại 2 để ngăn bệnh lan rộng. Tuy nhiên, vaccine này chính là nguồn gốc của cVDPV và cách làm đó có nguy cơ gây ra thêm các đợt bùng phát cVDPV mới.

Kết quả từ các thử nghiệm giai đoạn I của vaccine cVDPV đã được công bố vào năm ngoái. Hai thử nghiệm giai đoạn II đã hoàn thành, nhưng kết quả chưa được công bố. Tuy nhiên, nhà sản xuất Bio Farma, có trụ sở chính tại Bandung, Indonesia, đã sản xuất 160 triệu liều với dự đoán rằng WHO sẽ phê duyệt sử dụng khẩn cấp trong khi các thử nghiệm tiếp theo đang được tiến hành. Nếu các cơ quan quản lý y tế ở các quốc gia đồng ý, vaccine bại liệt mới có thể được phân phối ở các quốc gia thí điểm được chọn trong vòng 2 tháng kể từ khi WHO phê duyệt.

Raul Andino, nhà virus học ở Đại học California, San Francisco cùng Andrew Macadam ở Viện Kiểm soát và Tiêu chuẩn sinh học Vương quốc Anh và những nhà nghiên cứu khác tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ bắt đầu thực hiện thiết kế lại vaccine bại liệt vào năm 2011.

Tuy nhiên, theo Paul Fine, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại Trường Y học Nhiệt đới London, vẫn có một rủi ro nhỏ là virus trong vaccine mới có thể lấy lại độc tính và bắt đầu gây bệnh. Abdhalah Ziraba, nhà dịch tễ học tại Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe và dân số châu Phi ở Nairobi, cũng tỏ ra hoài nghi về việc triển khai khẩn cấp vaccine mới, vì tác dụng ngoài ý muốn hiếm gặp sẽ chỉ có thể phát hiện trong các thử nghiệm lớn hơn. Ziraba cho rằng quy trình khẩn cấp chỉ "có ý nghĩa khi không có bất kỳ công cụ nào khác - chẳng hạn như với Ebola hoặc với COVID-19".

Trong khi đó, Nicholas Grassly, nhà dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại Đại học Imperial College London, nói rằng việc triển khai vaccine mới không thể chờ đợi. Thế giới đang ứng phó với các đợt bùng phát cVDPV bằng cách sử dụng hàng trăm triệu liều vaccine bại liệt loại 2 cũ và chính đây là nguyên nhân đang gieo rắc nhiều đợt bùng phát hơn. Vaccine mới "là công cụ duy nhất mà chúng ta có để ngăn chặn chu kỳ này”, theo Grassly.

Theo KH&PT