• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2018 chiếm hơn 70% vốn hóa thị trường

(Chinhphu.vn) - Năm mươi công ty niêm yết tốt nhất năm 2018 chiếm 70,8% vốn hóa tại Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM (HSX) và Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Tổng lợi nhuận của các công ty này khoảng 106.950 tỷ đồng.

06/06/2018 09:05
Ảnh minh họa
Ngày 5/6, Forbes Việt Nam công bố danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2018. Theo thống kê của Forbes Việt Nam, 50 công ty này chiếm 70,8% vốn hóa tại HSX và HNX; tổng lợi nhuận của các công ty đạt khoảng 106.950 tỷ đồng, tăng 34%.

Trong danh sách năm nay, "quán quân" doanh thu thuộc về Petrolimex (153.700 tỷ đồng) và quán quân lợi nhuận sau thuế thuộc về Vinamilk (10.295 tỷ đồng). Trong khi đó, xét về vốn hóa, Vingroup  hiện là công ty có vốn hóa lớn nhất, đạt hơn 15 tỷ USD vào ngày 15/5.

Trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2018, xét theo ngành, lĩnh vực vẫn là sự xuất hiện của những tên tuổi lớn, tiêu biểu. Chẳng hạn, ở lĩnh vực bất động sản và xây lắp, hạ tầng là CTCP Xây dựng nhà Khang Điền, CTCP Xây dựng Hoà Bình. Lĩnh vực tài chính vẫn là những cái tên quen thuộc như Vietinbank, Vietcombank, Tập đoàn Bảo Việt. Lĩnh vực bán lẻ là sự hiện diện của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam-Petrolimex, Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới di động. Ở lĩnh vực đa ngành là Vingroup, Masan…

Theo nhận định của các chuyên gia, bất chấp những điều chỉnh trên thị trường trong những tuần gần đây, nhìn tổng thể 12 tháng qua, thị trường chứng khoán Viêt Nam đã đạt được nhiều dấu ấn tích cực: Chỉ số VNIndex phá kỷ lục cũ, xác lập đỉnh mới 1.207 điểm vào tháng 4 năm nay; thị trường chứng khoán phái sinh đi vào hoạt động; quá trình thoái vốn ở các doanh nghiệp hàng đầu như Vinamilk, Sabeco có kết quả vượt mong đợi; nhiều doanh nghiệp tư nhân đầu ngành mới lên sàn như Vinhomes, Vincom Retail, VPBank, HDBank, Techcombank… đưa quy mô thị trường tăng vọt.

Tính đến trung tuần tháng 5, vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 168 tỷ USD, tương đương 80% GDP (chưa tính Vinhomes niêm yết ngày 17/5 vốn hóa khoảng 13 tỷ USD).

Đại diện Forbes Việt Nam cho biết, để thực hiện danh sách này, Forbes Việt Nam sử dụng phương pháp xếp hạng Công ty của Forbes (US), có cân nhắc đến đặc thù các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Dữ liệu sử dụng để đánh giá dựa trên báo cáo tài chính đã kiểm toán của 5 năm liên tiếp giai đoạn 2013-2017 (trong trường hợp các công ty có niên độ tài chính kết thúc giữa năm Forbes Việt Nam sử dụng số liệu của niên độ kế toán gần nhất).

Bên cạnh đó, Forbes Việt Nam xem xét độc lập mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp: Thương hiệu, chất lượng quản trị doanh nghiệp, nguồn gốc lợi nhuận trong quá khứ và triển vọng phát triển bền vững.

Lê Anh