• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Các biện pháp phi thuế: Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam

(Chinhphu.vn) - Các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý đến các thông lệ kinh doanh, chiến lược marketing, thiết kế bao bì… tập trung vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm theo hướng gia tăng trình độ công nghệ bởi đây là chìa khóa để mở cánh cửa thành công.

29/10/2015 16:54

Hội thảo “Các biện pháp phi thuế-Những vấn đề thương mại mới trong các hiệp định thương mại tự do”. Ảnh: VGP/Minh Trang

Sáng 29/10, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch Đầu tư) và Dự án hỗ trợ Chính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu (EU-MUTRAP) phối hợp với Trung tâm WTO Đà Nẵng tổ chức Hội thảo “Các biện pháp phi thuế-Những vấn đề thương mại mới trong các hiệp định thương mại tự do”.

Theo ông Nguyễn Anh Dương, Phó Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, mức độ sử dụng các biện pháp phi thuế trong ASEAN còn khiêm tốn so với các khu vực khác trên thế giới, tác động đến thương mại không khác nhiều so với những nước ngoài ASEAN.

Ở Việt Nam, các biện pháp phi thuế được sử dụng cụ thể là các tiêu chuẩn cao về kiểm dịch động thực vật và rào cản kỹ thuật sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cả về chiều sâu và chiều rộng, gia tăng việc kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu, gia tăng lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam vào các thị trường.

Đặc biệt, khi giao thương với các thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn cao như Nhật Bản và Hàn Quốc, các doanh nghiệp phải cung cấp dịch vụ rẻ hơn và tốt hơn cho người tiêu dùng bằng cách áp dụng các công nghệ mới.

Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý đến các thông lệ kinh doanh, chiến lược marketing, thiết kế bao bì… tập trung vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm theo hướng gia tăng trình độ công nghệ bởi đây là chìa khóa để mở cánh cửa thành công.

Đồng thời cần thu thập thông tin về các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia của các nước nhập khẩu và của cả các tổ chức tư nhân. Hiện nay, có hơn 40 tổ chức tiêu chuẩn có thể gây ra cản trở đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Để nắm bắt các tiêu chuẩn thị trường, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi, các doanh nghiệp nên thông qua các cơ quan tư vấn, đại diện thương mại của Việt Nam hoặc đại diện của mình ở nước nhập khẩu để thu thập thông tin.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy và phương thức tổ chức sản xuất, tổ chức lại sản xuất thông qua việc xây dựng mối quan hệ, bởi khi doanh nghiệp gặp khó khăn thì cộng đồng cũng bị ảnh hưởng; kiểm soát yếu tố đầu vào; cập nhật các yêu cầu của thị trường bởi các nước nhập khẩu thay đổi tiêu chuẩn kỹ thuật khá thường xuyên; kết nối chặt chẽ với các nhà nhập khẩu.

Hội thảo cũng đưa ra một số khuyến nghị, bao gồm cả khuyến nghị chung liên quan đến việc thường xuyên cập nhật các cơ sở dữ liệu tại các điểm hỏi đáp biện pháp SPS và TBT của Chính phủ, xây dựng cơ sở dữ liệu thương mại quốc gia và xác định mã HS rõ ràng từ các văn bản pháp quy có liên quan, lẫn những khuyến nghị liên quan đến Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam.

Minh Trang