• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chưa tiếp nhận đăng ký thi tiếng Hàn của lao động tại 23 xã, phường

(Chinhphu.vn) – Đây là một trong những giải pháp của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nhằm siết chặt quản lý, khắc phục tình trạng bỏ trốn của lao động khi hết thời hạn làm việc tại Hàn Quốc.

08/11/2011 16:40

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, Bộ vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn tổ chức cho người lao động đăng ký tham dự kiểm tra tiếng Hàn vào 17-18/12 sắp tới.

Theo đó, Bộ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố nghiên cứu, có biện pháp hành chính để tạm thời chưa tiếp nhận đăng ký kiểm tra tiếng Hàn của những lao động từ các xã, phường có từ 5 lao động đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc và các xã, phường có lao động bỏ trốn sau khi nhập cảnh Hàn Quốc.

Đây là một trong những giải pháp của Bộ nhằm siết chặt quản lý, khắc phục tình trạng bỏ trốn của lao động khi hết thời hạn làm việc tại Hàn Quốc.

Theo Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước Nguyễn Ngọc Quỳnh,  những người cư trú bất hợp pháp đã vi phạm pháp luật Hàn Quốc và sẽ không được sang Hàn Quốc nữa.

Hàn Quốc đã quyết định là những người đã hoàn thành đúng thời hạn hợp đồng và về nước vẫn có thể sang Hàn Quốc theo Chương trình luật cấp phép cho lao động nước ngoài (EPS), bằng cách kiểm tra tiếng Hàn qua máy tính mà không cần phải đợi tới đợt kiểm tra định kỳ như hiện nay.

Việc kiểm tra này sẽ thường xuyên, chứ không phải mỗi năm 1- 2 lần. Những người đã đi làm việc tại Hàn Quốc trở về đúng thời hạn, không vi phạm các quy định thì có thể đăng ký với Trung tâm Lao động ngoài nước để xin được kiểm tra qua máy tính. Khi kiểm tra, nếu đạt, sẽ được làm hồ sơ gửi đi.

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh cũng lưu ý, mức phí để người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS chưa đến 1.000 USD, nếu người lao động phải bỏ chi phí lớn hơn nhiều lần thì đã có dấu hiệu lừa đảo. Cục đã phối hợp với các cơ quan công an xử lý một số trường hợp. Lợi dụng sự thiếu thông tin, nhẹ dạ của người lao động, nhiều đối tượng đã hứa hẹn giúp đỡ rồi lừa tiền mà không giúp được gì, bởi lẽ tất cả các quy trình đều được phía bạn thực hiện trên máy tính, không ai có thể tham gia vào bất cứ “kẽ” nào trong quy trình này.

23 xã, phường thuộc 8 tỉnh, thành phố nằm trong diện trên gồm: Tỉnh Hà Tĩnh có 3 xã: Cương Gián (H.Nghi Xuân), Cẩm Nam (H.Cẩm Xuyên), Kỳ Ninh (H.Kỳ Anh).

Tỉnh Nghệ An có 4 phường: Nghi Hải, Nghi Tân, Nghi Hòa (thị xã Cửa Lò), Vinh Tân (TP.Vinh) và 3 xã: Đà Sơn (H.Đô Lương), Lĩnh Sơn (H.Anh Sơn), Khánh Sơn (H.Nam Đàn).

Tỉnh Quảng Bình có 4 xã, thị trấn: Hải Trạch, Thanh Trạch và thị trấn Hòa Lao (H.Bố Trạch), Quảng Phúc (H.Quảng Trạch).

TP.Hà Nội có 2 xã: Cao Dương (H.Thanh Oai), Cổ Loa (H.Đông Anh).

Tỉnh Thái Bình có xã Minh Lãng (H.Vũ Thư); tỉnh Phú Thọ có 2 xã: Vĩnh Lại, Sơn Vi (H.Lâm Thao) và phường Thanh Miếu (TP.Việt Trì).

Tỉnh Bắc Giang có xã Tam Dị (H.Lục Nam); tỉnh Hưng Yên có thị trấn Cao (H.Phù Cừ) và xã Tân Quang (H.Văn Lâm).

Thu Cúc