• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đảm bảo nguyên liệu cho gỗ xuất khẩu

(Chinhphu.vn) - Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho biết, đến nay xuất khẩu (XK) gỗ và sản phẩm gỗ đã tăng khoảng 7,3% so với cùng kỳ năm 2017. Với việc tiếp tục có nhiều đơn hàng được ký nhưng số lượng gỗ trong nước, gỗ rừng trồng chỉ khoảng 10-15% đạt yêu cầu thì bài toán nguyên liệu đang khá nan giải với ngành hàng này.

03/05/2018 20:25

Lũy kết hết tháng 4, XK gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 2,6 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2017 - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Doanh nghiệp không lo thiếu việc

Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), mục tiêu XK lâm sản đặt ra năm nay đạt 9 tỷ USD, trong đó 8,6 tỷ USD là gỗ, còn lại là các mặt hàng khác như mây, tre, trúc… Con số này tăng khoảng 1 tỷ USD so với năm trước. Các DN XK khá chủ động.

“Đến thời điểm hiện tại, có đến 80% DN đã ký được hợp đồng XK đến hết năm. Ví dụ, khu vực phía Bắc, Công ty CP Woowsland, Công ty CP Lâm sản Nam Định (Nafoco) đã ký đủ 100% hợp đồng XK trong năm nay. Công ty CP Woowsland năm nay XK khoảng 55 triệu USD, Nafoco khoảng 40 triệu USD. Tại khu vực miền Trung, các công ty như: Tiến Đạt, Đại Thành, Phú Tài… đã đạt khoảng 80% hợp đồng XK trong năm 2018. Tại tỉnh Bình Dương, 100% DN Việt Nam đã ký hợp đồng XK hàng hóa đến hết năm”, ông Quyền nói.

Như vậy, mới ở giai đoạn đầu quý II, song hiện tại đa phần DN ngành chế biến, XK gỗ đều đã “rủng rỉnh” đơn hàng XK cho đến hết năm. Tuy nhiên, điều mà DN toàn ngành lo ngại, băn khoăn chính là làm sao lo cho đủ nguồn gỗ nguyên liệu.

Theo Bộ NN&PTNT, lũy kết hết tháng 4, XK gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 2,6 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2017. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 thị trường NK gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm, chiếm 77,8% tổng giá trị XK gỗ và sản phẩm gỗ. Các thị trường có giá trị XK gỗ tăng mạnh là Hàn Quốc (44,8%), Pháp (22,8%) và Hoa Kỳ (10,8%).

Dù XK tăng trưởng khá tốt, song vì thế mà NK gỗ nguyên liệu cũng ngày một tăng lên. Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho thấy, 4 tháng đầu năm, Việt Nam NK 698 triệu USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2017. Trong 3 tháng đầu năm, giá trị NK gỗ và các sản phẩm gỗ so với cùng kỳ năm 2017 của hầu hết các thị trường NK chính đều tăng, ngoại trừ thị trường Campuchia (giảm 56%), Malaysia (giảm 5,4%) và thị trường New Zealand (giảm 2,1%).

Ông Quyền đánh giá, từ nay tới hết năm và cả giai đoạn tiếp theo, khó khăn nhất của ngành gỗ vẫn là vấn đề nguyên liệu. “Theo tính toán, XK tăng thêm 1 tỷ USD thì lượng gỗ nguyên liệu tăng thêm khoảng 3,5 triệu m3. Gỗ trong nước, gỗ rừng trồng chỉ khoảng 10-15% đạt yêu cầu. Một năm, gỗ trong nước khai thác khoảng 18-19 triệu m3 thì chỉ 2-3 triệu m3 làm đồ gỗ, còn lại là dăm, các loại ván nhân tạo…, còn lại đều phải NK”, ông Quyền nói.

Ba hướng “gỡ” nguồn nguyên liệu

Để giải bài toán nguyên liệu gỗ phục vụ chế biến, XK, theo ông Quyền có ba giải pháp chính. Thứ nhất, đề nghị Nhà nước hạn chế tối đa XK nguyên liệu thô, điển hình là dăm mảnh. Năm 2017, XK dăm mảnh khoảng 8 triệu tấn, chiếm 12 triệu m3 gỗ. Nhà nước nên hạn chế XK để lấy gỗ đó làm việc khác.

Từ góc độ DN, giải pháp thứ hai là các DN phải sử dụng công nghệ mới để tiết kiệm nhất nguồn tiêu hao nhiên liệu.

Giải pháp thứ ba là phải tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước như gỗ cao su, gỗ vườn nhà, gỗ trái cây,… Muốn thực hiện được điều này cần có chính sách hỗ trợ của Nhà nước như Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào vấn đề vận chuyển, nguồn gốc gỗ.

Liên quan tới câu chuyện XK gỗ, tiếp cận ở một góc độ khác, đại diện Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM cho hay, so sánh tổng thương mại đồ gỗ của 100 quốc gia XK, Việt Nam chiếm khoảng 6%. Điều này cho thấy, xuất phát điểm của Việt Nam còn rất thấp trong khi cơ hội thị trường còn rất nhiều, khả năng tăng thị phần rất cao. Để gia tăng đơn hàng, ngoài việc DN tự nâng cấp sản phẩm phù hợp, năng suất, chất lượng, trình độ quản lý, giá cả cạnh tranh thì Chính phủ nên có chương trình xúc tiến thương mại gắn liền với các biện pháp quảng bá thương hiệu. Theo đó, cơ quan xúc tiến thương mại phối hợp với các tham tán thương mại lo kiến tạo chương trình, mời đối tác tiềm năng, đặc biệt là các thị trường mà Chính phủ vừa ký Hiệp định thương mại tự do (FTA). Các DN dẫn đầu có nhiều sản phẩm mới và tiềm năng XK sẽ tự trang trải chi phí để tham gia quảng bá sản phẩm đến đúng đối tượng nhằm tìm kiếm các đơn hàng lớn cho nhiều DN nhỏ.

Theo ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), về lâu dài Việt Nam sẽ cần chủ động được nguồn gỗ trong nước. Điều này vừa giúp giảm giá thành vừa minh bạch nguồn gốc gỗ. Trong khi việc truy suất nguồn gốc sản phẩm còn khó khăn, doanh nghiệp mới tập trung sản xuất, chưa chú ý nhiều đến nguồn gốc gỗ nên cần nhân rộng mô hình liên kết giữa doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu với hộ trồng rừng.

Tổng cục Lâm nghiệp sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ, diễn đàn thương mại, đẩy mạnh phân loại doanh nghiệp để hỗ trợ trong giải trình nguồn gốc gỗ sao cho nhanh và hiệu quả nhất.

Đồng thời thúc đẩy, khuyến khích thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, từng bước cung cấp gỗ nguyên liệu có chứng chỉ cho hoạt động sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ cho xuất khẩu; nhập khẩu gỗ nguyên liệu có nguồn gốc hợp pháp.

Đỗ Hương