• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

(Chinhphu.vn) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020, trong đó đề xuất nhiều giải pháp như: Cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp…

06/05/2016 16:23

Ảnh minh họa

Theo dự thảo, mục tiêu đến năm 2020, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế. Khu vực tư nhân trong nước đóng góp khoảng 48-49% GDP; đầu tư của dân cư và doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30-35%. Năng suất lao động xã hội tăng khoảng 5%/năm. Hàng năm, có khoảng 30-35% doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo.

Để xây dựng và hoàn thiện thể chế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và trở thành động lực của nền kinh tế, dự thảo Nghị quyết nêu rõ một số nguyên tắc như: Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm; tất cả các doanh nghiệp không phân biệt quy mô, loại hình, thành phần kinh tế đều bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực như: vốn, tài nguyên, đất đai… và cơ hội kinh doanh; Nhà nước có chính sách hỗ trợ đặc thù để phát triển mạnh doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp; các cơ quan quản lý nhà nước khi ban hành và thực thi chính sách phải bảo đảm mỗi nhiệm vụ có một đầu mối và người chịu trách nhiệm…

Để thực hiện mục tiêu trên, dự thảo đề xuất 5 giải pháp sau: 1- Cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; 2- Tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; 3- Bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp; 4- Giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp; 5- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

Trong đó nêu rõ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức đối thoại công khai thường kỳ ít nhất 2 lần/năm với cộng đồng doanh nghiệp, báo chí để nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trên địa bàn; thành lập và công khai đường dây nóng, hỏi đáp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố để lắng nghe phản ánh và hướng dẫn, giải đáp cho doanh nghiệp.

Bộ Khoa học Công nghệ xây dựng và triển khai Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, báo cáo Chính phủ trong quý IV/2016. Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp và lồng ghép vào chương trình đào tạo, trình Chính phủ vào quý IV/2016…

Giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp

Đối với việc giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp, dự thảo nêu rõ, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau: Rà soát các quy định về đất đai theo hướng điều chỉnh tiền thuê đất, chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất và các chi phí khác của doanh nghiệp để bảo đảm tính cạnh tranh, ổn định, dễ áp dụng và thực hiện cho doanh nghiệp; rà soát, điều chỉnh mức phí đường bộ, phí BOT hiện nay, đánh giá và đề xuất mức điều chỉnh hợp lý để giúp doanh nghiệp giảm chi phí, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện rà soát, điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng phù hợp với năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của người lao động; rà soát, điều chỉnh chế độ bảo hiểm xã hội hợp lý, hài hòa lợi ích của người lao động, doanh nghiệp và xã hội, để doanh nghiệp thích ứng, điều chỉnh chi phí quản lý, sử dụng lao động phù hợp.

Bộ Giao thông vận tải rà soát, đánh giá chi phí lưu kho, lưu công, lưu bãi, bốc xếp, cước phí vận tải biển… và đề xuất phương án điều chỉnh để giảm chi phí cho doanh nghiệp. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thống kê, tổng hợp các chi phí chính thức, không chính thức đối với doanh nghiệp, so sánh với các doanh nghiệp trong khu vực, quốc tế và đề xuất giải pháp giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuệ Văn