• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Dư nợ thực chất là các khoản đầu tư cho phát triển

(Chinhphu.vn) - Bội chi, dư nợ là vấn đề nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm. Nhằm cung cấp thêm thông tin để bạn đọc có cái nhìn rộng hơn về các vấn đề KT-XH quan trọng của đất nước, phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh.

27/10/2009 16:30

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh - Ảnh: Chinhphu.vn

PV: Thưa Bộ trưởng, nhiều đại biểu lo lắng rằng dư nợ Chính phủ năm sau cao hơn năm trước?

Bộ trưởng Bộ Vũ Văn Ninh: Đúng là nhìn trên chỉ tiêu nếu dư nợ càng thấp thì càng tốt, nếu không dư nợ càng tốt hơn. Vấn đề dư nợ thực ra là những khoản huy động để đầu tư phát triển. Vì vậy, cần phải xem bản chất của nó.

Có những nước dư nợ rất cao như Mỹ tới 90%, Nhật Bản hiện nay dư nợ lên tới trên 200 %, các nước khác tuy hình thức khác nhau nhưng cũng đều ở mức 70-80% GDP.

Ở nước ta, dư nợ cao hay thấp là điều phải xem xét. Điều quan trọng là chúng ta không có khoản nợ nào không trả được. Đây là tính chất lành mạnh của các khoản nợ, nợ đến hạn ta đã trả được hết và  hiện nay không có khoản nợ nào Chính phủ chưa trả được .

PV: Mặc dù tổng thu ngân sách  vượt so với chỉ tiêu Quốc hội thông qua, nhưng một trong những vấn đề cũng khiến các đại biểu băn khoăn đó là bội chi ngân sách năm 2009 còn cao (6,9%). Xin ông cho biết quan điểm về vấn đề này?

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: Tổng thể thì vượt, nhưng trong cơ cấu địa phương có nơi vượt và có nơi còn hụt. Trong khi đó, địa phương vượt thì không điều về TW được, nhưng những địa phương bị hụt, TW lại phải bù đủ theo Nghị quyết của Quốc hội, cái đó làm tăng phần ngân sách TW phải lo.

Một phần khác là dầu thô và xuất nhập khẩu không đạt kế hoạch và phần này hoàn toàn rơi toàn rơi vào  ngân sách TW, điều đó dẫn đến tăng bội chi.

Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, nhiều chính sách mới  được triển khai cũng đã làm tăng bội chi.

Riêng liên quan tới chính sách tiền lương, cần huy động khoảng 26.000 tỷ đồng để lo tiền lương cho khối sự nghiệp, song thực tế chỉ lo được 1.000 tỷ đồng, tức ngân sách vẫn đảm đương chủ yếu việc này. Trong khi đó, cơ cấu của đối tượng hưởng lương, tính theo lương ngân sách, khoảng 6 triệu người, chiếm 54-56% chi thường xuyên. Đối tượng trợ cấp xã hội cũng khoảng 1,4 triệu người. Do vậy, tiền lương tăng dù chỉ tăng 1.000 đồng, quỹ lương cũng sẽ rất lớn.

PV: Lo lắng  về lạm phát, nhiều ý kiến cho rằng năm 2010 cần kiểm soát chặt chẽ chi  tiêu và dừng lại một số chương trình mục tiêu không còn phù hợp?

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: Các chương trình mục tiêu đều có nội dung cụ thể, tuy nhiên hiện nay chương trình mục tiêu cũng hơi nhiều, nên cần lồng ghép với nhau cho thật hiệu quả.

Thực tế chúng ta cũng đã thực hiện lồng ghép vì giữa các chương trình mục tiêu cũng đã có nội dung cần phải được lồng ghép để có hiệu quả cao hơn.Tôi cho rằng cần phải đánh giá lại toàn bộ chương trình mục tiêu. Theo đó, chương trình nào thực hiện được rồi nên dừng lại, trong báo cáo của Bộ Tài chính cũng kiến nghị như thế.

PV: Xin cảm ơn Bộ trưởng !

 Hoàng Hoa