• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quân đến 2020 đạt 7,5%/năm

(Chinhphu.vn) - Đây là mục tiêu được nêu tại Kế hoạch số 66-KH/TU của Thành ủy Hà Nội vừa ban hành nhằm triển khai Kết luận số 22-KL/TƯ ngày 7/11/2017 của Bộ Chính trị về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TƯ ngày 6/1/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2011-2020.

03/01/2018 09:32

Cùng với việc phấn đấu đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hằng năm từ 7,5% trở lên, Thành phố tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; dịch vụ chất lượng cao đóng vai trò trọng yếu trong cơ cấu kinh tế. Đặc biệt, GRDP bình quân/người năm 2020 đạt 140-145 triệu đồng (tương đương 6.700-6.800 USD); năng suất lao động bình quân tăng 6,5%/năm. Huy động vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 2,5-2,6 triệu tỷ đồng.

Bên cạnh các mục tiêu trên, Hà Nội phấn đấu trên 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; 10 huyện, thị xã trở lên đạt nông thôn mới.

Trong lĩnh vực văn hóa-xã hội, Thành phố tập trung xây dựng và phát huy truyền thống nghìn năm văn hiến, đậm đà bản sắc văn hóa; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; xây dựng nếp sống văn hóa đô thị; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể...

Phát triển giáo dục và đào tạo để Hà Nội trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao của cả nước và khu vực. Đến năm 2020, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia chiếm 65-70%; phấn đấu đạt 26,5 giường bệnh/vạn dân; 13,5 bác sĩ/vạn dân…

Thành phố cũng đặt mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo (có chứng chỉ) đạt 70-75%; tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 4%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều dưới 1,2%.

Thành ủy Hà Nội cũng đặt mục tiêu tạo bước chuyển biến mới rõ rệt về trật tự an toàn xã hội, giao thông; đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội…

Để thực hiện được các nhiệm vụ nêu trên, Thành ủy Hà Nội đã đề ra 6 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm lớn. Trong đó nổi bật là việc tập trung quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của Thủ đô. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, trọng tâm là phát triển kinh tế tri thức, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại kinh tế, triển khai đồng bộ 3 đột phá chiến lược, bảo đảm mục tiêu phát triển nhanh, bền vững; phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại...

(Nguồn: Hà Nội Mới)