• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường – Một đột phá chiến lược

(Chinhphu.vn) - Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ rõ quỹ đạo mới của việc phát triển đất nước- quỹ đạo phát triển bền vững. Trong đó, Thủ tướng đã nhấn mạnh đến việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường.

04/01/2012 19:32

Việc hoàn thiện chể chế kinh tế thị trường xuất phát từ nhiều căn cứ

Căn cứ thứ nhất xuất phát từ vai trò quan trọng của việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn kết với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và đô thị lớn). Trong 3 khâu đột phá chiến lược đó, Thủ tướng đã nhấn mạnh: “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường là một đột phá then chốt, có tác động trực tiếp đến quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng”. Hơn nữa, theo Thủ tướng, việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, nhiệm vụ không đòi hỏi nhiều nguồn lực tài chính, nếu nhận thức đúng và quyết tâm cao có thể hoàn thành cơ bản trong một thời gian tương đối ngắn.

Căn cứ thứ hai xuất phát từ thực trạng về thể chế kinh tế thị trường. Bên cạnh sự khẳng định thành tựu quan trọng, mà nhờ đó đã huy động được các nguồn lực cho phát triển, bảo đảm tốc độ tăng trưởng cao, tạo nhiều việc làm và cải thiện đời sống nhân dân, Thủ tướng đã chỉ ra những hạn chế, bất cập về thể chế kinh tế thị trường hiện nay. Đó là “thể chế kinh tế thị trường vẫn chưa đồng bộ, các yếu tố của kinh tế thị trường chưa hình thành đầy đủ”. Đánh giá về các loại thị trường hiện nay, Thủ tướng đã chỉ rõ những hạn chế, bất cập của từng thị trường.

 Cần lưu ý, theo cam kết và cũng là đòi hỏi khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thời hạn để Việt Nam chuyển thành và được công nhận là nền kinh tế thị trường vào năm 2017. Mặc dù Việt Nam đến nay đã được một số nước công nhận là nền kinh tế thị trường, nhưng để được các thành viên trong WTO công nhận thì Việt Nam còn phải tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường.

Đặc trưng cơ bản - chuẩn mực hoàn thiện

Thủ tướng đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản, đồng thời cũng là chuẩn mực cho quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường.

Một, các loại thị trường phát triển đồng bộ, các yếu tố của kinh tế thị trường hình thành đầy đủ, cùng nhịp, hỗ trợ lẫn nhau, cùng tương tác trong một chỉnh thể thống nhất. Để thực hiện, Thủ tướng đã chỉ ra nhiều việc cần làm.

Đó là tập trung sức sửa đổi Luật Đất đai, tạo điều kiện giải quyết những vướng mắc, hình thành loại thị trường này, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản.

Phát triển cân đối thị trường tài chính. Phát triển thị trường trái phiếu, khắc phục tình trạng sơ khai của thị trường này. Phát triển thị trường chứng khoán để thị trường này trở thành kênh huy động vốn trung dài hạn quan trọng của nền kinh tế, khắc phục tình trạng thiếu chiều sâu, đang dồn gánh nặng lên thị trường tín dụng, làm cho thị trường tín dụng dễ bị tổn thương. Mở rộng thị trường bảo hiểm.

Phát triển mạnh thị trường khoa học công nghệ, khắc phục tình trạng chậm phát triển của thị trường này.

Đối với thị trường lao động, cần khắc phục hạn chế, bất cập về chất lượng nguồn nhân lực thấp cùng với sự bất hợp lý về tiền lương giữa các khu vực đang là rào cản lớn cho việc chuyển dịch lao động đến những lĩnh vực thiết yếu trong quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công. Muốn vậy, cần đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với cải cách tiền lương, tạo điều kiện cho thị trường lao động vận hành thông suốt.

Đối với thị trường hàng hóa, dịch vụ, cần khắc phục tình trạng giá cả một số hàng hóa, dịch vụ chưa bù đắp được chi phí, chưa theo cơ chế thị trường, làm cản trở việc thu hút nguồn lực và công nghệ cao cho phát triển. Muốn vậy, cần kiên trì thực hiện lộ trình giá thị trường đối với những sản phẩm Nhà nước còn định giá; điều chỉnh chiến lược thị trường…

Hai, tạo lập được môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thị trường. Đây là nội dung quan trọng về nhiều mặt. Để thực hiện, cần rà soát, đánh giá mức độ cạnh tranh trong từng ngành, loại bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh, kiểm soát độc quyền tự nhiên, lợi dụng vị thế thống lĩnh thị trường dể hạn chế cạnh tranh.

Ba, thực hiện công khai minh bạch trong hoạt động của các chủ thể kinh doanh và trách nhiệm giải trình về các chính sách quản lý, các đề án phát triển của các cơ quan nhà nước. Để thực hiện, cần hoàn thiện các quy định về công khai thông tin và quyền tiếp cận thông tin; tăng cường đối thoại chính sách, các đề án phát triển; đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn…

Bốn, định vị lại mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Nhà nước chuyển từ việc can thiệp trực tiếp vào các quá trình kinh tế sang kiến tạo phát triển: bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh; tạo cơ chế phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ công. Nhà nước sử dụng các công cụ điều tiết nhằm khắc phục mặt trái của kinh tế thị trường. Thị trường hoạt động theo các quy luật của nó và có sức mạnh “tự điều chỉnh”.

Năm, thể chế kinh tế thị trường hướng về người tiêu dùng, lấy người tiêu dùng làm chủ thể. Để thực hiện, cần hoàn thiện các thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường kiểm tra; bổ sung chế tài xử lý nghiêm…

Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ là rõ ràng, nhất quán. Hy vọng, từ đây, các cơ quan Nhà nước khẩn trương và nghiêm chỉnh, nỗ lực “vượt qua sức ỳ của quá trình khởi động, đặt tiến trình phát triển của đất nước vào quỹ đạo mới- Quỹ đạo phát triển bền vững” như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng.

Đào Lâm