• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nâng cao an toàn thanh toán, cần nỗ lực từ 2 phía

(Chinhphu.vn) - NHNN và ngân hàng thương mại có nhiều giải pháp hiệu quả hơn kiểm soát an toàn thanh toán. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư cho công nghệ phải đi đôi với việc nâng cao nhận thức của người sử dụng thẻ về dịch vụ ngân hàng điện tử.

09/05/2018 17:33

Đây là ý kiến của các chuyên gia tại phiên thảo luận về giải pháp nâng cao an toàn trong thanh toán thời gian vừa qua.

Chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt là chủ trương hết sức đúng đắn của của Chính phủ, phù hợp với xu thế của quốc tế, các ngân hàng, công ty thanh toán vẫn cần tích cực triển khai.

Các chuyên gia thảo luận.Ảnh:VGP/Huy Thắng

Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết thêm, mới đây nhất Chính phủ đã ban hành Quyết định 241 thanh toán trong dịch vụ công, đây là một cú hích cho Việt Nam, cho người dân sử dụng dịch vụ công .

Hiện tại, nhiều người có thể sử dụng mã vạch ma trận (QR Code - mã vạch thế hệ mới) tại nhiều ngân hàng trong thời gian gần đây. Trong một năm qua, mọi người có thể sử dụng điện thoại để chuyển tiền thuận tiện và nhanh chóng.

Năm 2016 và 2017, thanh toán liên ngân hàng tăng trưởng mạnh cả về số lượng và giá trị trên 30%. Mỗi ngày thanh toán trên 10 tỉ USD. Thanh toán trên thiết bị di động, trên Internet tăng trưởng trên 50%... Dù vậy, tốc độ phát triển hiện nay vẫn cải thiện, cần tăng cường giải pháp truyền thông để thay đổi thói quen và tâm lý của người tiêu dùng. 

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, các dịch ngân hàng thì cũng xuất hiện một số vụ mất cắp thông tin của người dùng thẻ dẫn đến mất tiền đã xảy ra.

Điều này không khỏi dư luận ít nhiều lo lắng về tính an toàn của các dịch vụ, đòi hỏi NHNN và ngân hàng thương mại có nhiều giải pháp hiệu quả hơn kiểm soát việc này.

Ông Lê Mạnh Hùng - Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin-NHNN khẳng định, gần đây hệ thống công nghệ của các ngân hàng đã được đầu tư tốt hơn, vì vậy  tội phạm mạng cũng có chuyển hướng đối tượng dễ tổn thương hơn là khách hàng. Theo khảo sát, chưa đến 11% đối tượng được hỏi nhận thức rủi ro xuất phát từ chính các hoạt động của mình chứ không xuất phát từ các lỗi trong hệ thống ngân hàng.

Để làm tốt công tác truyền thông để giảm thiểu rủi ro, NHNN đã ban hành các văn bản quy phạm về cấp phép, xây dựng cung cấp thông tin của khách hàng để thanh toán  thẻ…

Hiện nay 100% các tổ chức tín dụng đều có các tư liệu hướng dẫn bảo mật, bộ phận hỗ trợ khách hàng trực tuyến để hỗ trợ mọi tình huống. Ngoài ra các tổ chức tín dụng còn liên tục rà soát các quy trình nội bộ để loại trừ rủi ro cho khách hàng theo đúng quan điểm NHNN là chủ động để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của khách hàng.

Đối với Việt Nam, chưa có thống kê đầy đủ nhưng có thống kê của các doanh nghiệp công nghệ lớn như IBM, Microsoft... cho đến nay có 4 rủi ro lớn đối với hệ thống thông tin đó là : hạ tầng công nghệ, vận hành hệ thống (thao tác sai), do khách hàng, đạo đức và nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng.

Theo đó, rủi ro về hạ tầng công nghệ chỉ chiếm 20%, còn chủ yếu là do vận hành và khách hàng là 80%.

Ngành ngân hàng Việt Nam có trang bị khá tốt về CNTT nên rủi ro chuyển sang khách nhiều hơn, nhiều vụ việc khách hàng bị lừa để lấy thông tin, sao chép thẻ từ giả…

Về phía NHNN vẫn đang thực hiện song song chính sách và công nghệ. Chính sách xử lý lỗ hổng về quy trình, công nghệ… các giải pháp chống tội phạm và ngăn ngừa hành vi..

Về giá về mức độ an toàn bảo mật ngân hàng, ông Đào Minh Tuấn, Chủ tịch Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam cho rằng, các rủi ro trong thời gian vừa qua chủ yếu là các rủi ro đối với dịch vụ ngân hàng điện tử, đặc biệt là các rủi ro đối với thẻ rút tiền ATM.

Ông Tuấn khẳng định, các ngân hàng hiện nay tập trung đầu tư rất nhiều giải pháp khác nhau và mỗi một lần xảy ra rủi ro thì các ngân hàng chia sẻ kinh nghiệm về rủi ro, riêng về khía cạnh của Hội thẻ cũng có riêng một Tiểu ban rủi ro và định kỳ hàng quý tổ chức các Hội thảo, các chuyên gia thẻ quốc tế sang chia sẻ kinh nghiệm về phòng ngừa rủi ro. Do đó, phải khẳng định là về phía ngân hàng luôn luôn quan tâm đến vấn đề đảm bảo an toàn cho khách hàng và trong trường hợp xảy ra rủi ro, các ngân hàng cũng đảm bảo đến mức tối đa quyền lợi của khách hàng.

Ông Tuấn cho biết, thẻ tín dụng mà quốc tế có thống kê thì tỉ lệ rủi ro khoảng 6%. Hội thẻ quốc tế trong lộ trình gần 20 năm vừa qua đang cố gắng để chuyển đối thẻ từ sang thẻ chip, kéo dài 20 năm nhưng cho đến nay vẫn đang trong lộ trình. 

Với Việt Nam, NHNN cũng đã có chủ trương chỉ đạo các NHTM từ nay đến năm 2020 cũng sẽ chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip. Tất nhiên với số lượng thẻ hiện nay khoảng hơn 100 triệu thẻ thì lộ trình đấy phải có thời gian nhất định, nhưng muộn nhất là năm 2020 phải chuyển sang thẻ chip. Với việc chuyển đổi sang thẻ chip thì mức độ rủi ro đối với thẻ nói chung sẽ giảm thiểu đi rất nhiều.

Tuy vậy, việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip sẽ tăng chi phí lên nhiều cho các ngân hàng. Đó cũng là lý do vì sao các tổ chức thẻ quốc tế, những tổ chức thẻ lớn như Visa, Master như vừa đề cập là từ năm 1993 đến nay, gần 25 năm triển khai vẫn chưa đạt được mục đích là toàn bộ các thành viên chuyển đổi thẻ chip. Với sự quyết tâm của NHNN và các NHTM, mặc dù các chi phí đầu tư lớn hơn nhưng để đảm bảo an toàn tối đa cho khách hàng thì các NH vẫn triển khai nhiệm vụ này.

“Đương nhiên chi phí đầu tư như: phôi thẻ, hệ thống chấp nhận thẻ như POS, ATM thì về cơ bản những thiết bị trong những năm gần đây cũng đã hỗ trợ thẻ chip rồi, thế nên việc đầu tư tăng thêm trong giai đoạn hiện nay cũng không phải là quá lớn thế nên các ngân hàng vẫn có thể chấp nhận được.” ông Đào Minh Tú nói.

Ông Đào Minh Tuấn so sánh thêm, thông thường ở các nước, thẻ là để chi tiêu nên nếu chi tiêu thì khách hàng không mất phí nhưng nếu rút tiền mặt thì đương nhiên mức phí tăng lên vì việc chúng ta phải đảm bảo cung ứng lượng tiền mặt cho ATM… Hành vi dùng tiền mặt hiện nay của khách hàng là quá lớn thì nó tốn một lượng chi phí rất lớn. 

“Nếu tính tất cả chi phí cơ hội thì thông thường chi phí một giao dịch rút tiền mặt từ 7.000-10.000 đồng. Trong thời gian vừa qua, ngân hàng chỉ thực hiện thu phí 1000 đồng đối với giao dịch nội mạng và 3000 đồng đối với giao dịch ngoại mạng. Chúng tôi cũng quan tâm đến việc đảm bảo quyền lợi, xây dựng một lộ trình tăng phí, chắc chắn trong thời gian tới sẽ tăng nhưng tăng ở mức độ như thế nào chứ không tăng ngay một lúc lên mức 3000 đồng/giao dịch.”  ông Đào Minh Tuấn cho hay.

Anh Minh