• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quốc hội thảo luận Dự án Thủy điện Lai Châu

(Chinhphu.vn)- Di dân tái định cư, đảm bảo an toàn cho đập thủy điện …là những vấn đề được các đại biểu Quốc hội hết sức quan tâm khi thảo luận về chủ trương đầu tư xây dựng Dự án Thuỷ điện Lai Châu vào sáng nay, 13/11.

13/11/2009 14:13

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khảo sát địa điểm xây dựng Thủy điện Lai Châu ngày 4/11/2009- Ảnh: Chinhphu.vn

Dù hầu hết các ý kiến đều đồng tình với chủ trương đầu tư xây dựng Nhà máy thuỷ điện Lai Châu, song cũng đề nghị cần cân nhắc trong việc lựa chọn quy mô của nhà máy, bởi đây là công trình lớn cuối cùng trong các dự án thủy điện trên phạm vi cả nước cũng như trong quy hoạch 3 bậc thang trên sông Đà.

Đánh giá cẩn trọng những yếu tố liên quan đến an toàn

Báo cáo trình Quốc hội về Dự án Thủy điện Lai châu đưa ra 4  phương án mức nước lòng hồ (285, 290, 295, 300 m) và đề xuất lựa chọn mức nước 295 m cùng với giải trình các thông số kỹ thuật, an toàn, an ninh... tính theo phương án này.

Tuy nhiên, theo các đại biểu Trần Hữu Thế (Phú Yên) và Vi Trọng Lễ (Phú Thọ), cần đánh giá, phân tích kỹ và rõ hơn ưu điểm, nhược điểm của từng phương án ứng với 4 mực nước dâng bình thường và mực nước chết, để bảo đảm hiệu quả nhất trong việc lựa chọn vị trí nhà máy, cao trình đập, số tổ máy v.v.

Một số đại biểu kiến nghị cần tập trung vào khía cạnh công nghệ - kỹ thuật, bởi độ an toàn của công trình là hệ quả của sự kết hợp và tương tác của nhiều yếu tố như nền móng, vận động địa chất, thiết kế thân đập, thành phần bê tông, công nghệ đổ bê tông, bảo dưỡng bê tông sau khi đổ, sự nghiêm túc trong chỉ đạo giám sát thi công công trình.

Ngoài ra, một số đại biểu còn lưu ý một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến an toàn công trình.

Theo đại biểu Giàng A Chu (đoàn Yên Bái), do vị trí lựa chọn để xây dựng Nhà máy thủy điện Lai Châu nằm trong khu vực có cấu trúc địa chất và kiến tạo phức tạp, xác suất xảy ra động đất khá cao, do vậy để có thể yên tâm về tính ổn định của công trình, các cơ quan chức năng  cần đánh giá cụ thể, rõ ràng về những ảnh hưởng của hoạt động địa chấn ở khu vực này đến độ an toàn của công trình.

Đại biểu Nguyễn Đình Xuân (đoàn Tây Ninh) nhấn mạnh, với khu vực có xác suất xảy ra động đất cao như vậy cần phải tính tới các kịch bản có thể xảy ra, phương án ứng phó khi xảy ra sự cố, phương án diễn tập và xây dựng kinh phí dự trù cho những hoạt động đó.

Đồng tình với quan điểm của đại biểu Nguyễn Đình Xuân, các đại biểu Cầm Chí Kiên (đoàn Sơn La), Trần Thị Kim Phương (đoàn Hà Nội) cùng nhiều đại biểu khác cho rằng, để đảm bảo tuổi thọ của công trình, cần quan tâm giải pháp phát triển và bảo vệ rừng. Bảo vệ rừng, phát triển rừng phải được tính trên giá thành của mỗi kW điện, trên lợi ích của người dân.

Di dân tái định cư cần đi trước một bước

Theo số liệu nêu trong Tờ trình của Chính phủ, số hộ và số dân phải di chuyển đến nơi ở mới là 1.331 hộ/5.867 khẩu thuộc 8 xã và 1 thị trấn. Các điểm tái định cư chủ yếu phân bố ở huyện Mường Tè.

Đồng tình với  phương án này nhưng theo đại biểu Trần Thị Kim Phương (Hà Nội), di dân tái định cư cần phải đi trước một bước, vừa theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới, vừa bảo tồn được nét văn hóa của đồng bào các dân tộc. Đại biểu Cầm Chí Kiên (Sơn La) đề nghị, trong các điểm tái định cư phải tạo được quỹ đất cho người dân và có thể cho phép người dân sang nhượng đất cho nhau. Bên cạnh đó cần chuyển đổi ngành nghề cho số đối tượng không bố trí được đất.

"Về lâu dài phải phát triển công nghiệp, giải quyết lao động tại chỗ, tổ chức lại sản xuất nhằm tạo cho bà con có đời sống ổn định", đại biểu Cầm Chí Kiên phát biểu.

Về mô hình tái định cư, đại biểu Giàng A Chu ( Yên Bái) cho rằng, mô hình tiểu thị trấn không phù hợp với văn hóa của đồng bào dân tộc thiếu số. Vì vậy, nên xây dựng các khu tái định cư theo hướng kết hợp việc gắn sản xuất hộ gia đình và mô hình vườn -ao-chuồng.

 Quỳnh Hoa