• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Theo dõi tiến độ và kiên quyết cắt giảm không chờ bộ, ngành làm chậm

(Chinhphu.vn) – Cần có bản rà soát, theo dõi tiến độ, đến thời hạn cụ thể, lãnh đạo Chính phủ có thể quyết định cắt giảm, không chờ đợi các bộ ngành rà soát. Chúng ta không thể chờ các công chức ở các bộ, ngành nóng lên trong khi họ vẫn đang “lạnh lùng”với những khó khăn của doanh nghiệp.

15/03/2018 16:41

Các chuyên gia thảo luận góp ý vướng mắc về môi trường kinh doanh. Ảnh:VGP/Huy Thắng

Đây là ý kiến của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tại Hội nghị quốc tế Cải thiện vượt bậc môi trường kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng và tốc độ tăng trưởng, tổ chức ngày 15/3.

Là người lâu năm tham gia góp ý cải cách môi trường kinh doanh, chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng, việc thực hiện các Nghị quyết 19 trong những năm qua ngày một tốt hơn. Mỗi năm đều có sáng kiến thúc đẩy mới, trong đó đáng chú ý, trong 2 năm nay Thủ tướng đã có Tổ công tác giám sát việc thực hiện các Nghị quyết, nhiệm vụ của Chính phủ giao các bộ, ngành.

Hơn nữa, cùng với các góp ý của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp cũng “dấy lên”  nhiều hơn, đã đề ra mục tiêu rà soát lại 5.700 điều kiện kinh doanh để loại bỏ bỏ bớt đi khoảng 30-50%. Đây là mục tiêu hết sức quan trọng trong nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh.

Tuy nhiên, có một vấn đề trong bộ máy là thời gian qua kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm. Chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Chính phủ đều đã rõ nhưng vẫn có tình trạng “trên nóng dưới lạnh”, do sự chậm trễ từ các đơn vị, cán bộ thừa hành bên dưới trong bộ máy.

Chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng điều này cần phải thay đổi với hành động cương quyết hơn.

Bà Phạm Chi Lan phân tích, với nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) hiện tại, hoàn toàn có thể theo dõi tiến độ triển khai hằng tháng, thậm chí hằng tuần, việc cắt giảm điều kiện kinh doanh của các bộ, ngành. Thay vì phải trông chờ các bộ ngành rà soát điều kiện kinh doanh của mình, Chính phủ có thể đặt ra một thời hạn nhất định, để buộc phải cắt bỏ sau khi có báo cáo rà soát độc lập các điều kiện kinh doanh “thừa”, không cần chờ đợi các bộ ngành rà soát.

Đồng thời, cần có các chế tài với các cán bộ công chức không triển khai, người dân không nộp thuế để trả lương cho các cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, gây tốn kém cho đất nước. 


Một điểm cần cải thiện nữa là tính minh bạch, tăng cường sự giám sát của người dân với quá trình cải cách,

“Không thể gom 3, 4 điều vào 1 điều rồi lại nói là cải cách; cần công khai kết quả công việc của bộ ngành để người dân đánh giá khách quan”, bà Phạm Chi Lan nói.

Về công tính giám sát giải trình, bà Phạm Chi Lan cho rằng điểm này chưa đạt yêu cầu. Từ khi chỉ số năng lực cạnh tranh của các địa phương (PCI) do VCCI công bố định kỳ đã được đưa vào Nghị quyết 19, sự giám sát với các địa phương đã minh bạch hơn.

Tuy nhiên, “vấn nạn” về thủ tục gây khó khăn cho các doanh nghiệp lại nằm nhiều từ các chính sách của bộ, ngành.

Hiện tại, VCCI cùng Ngân hàng Thế giới (WB) đã đo lường được chỉ số đo lường cải cách các bộ, ngành là MEI, nhưng lại không được công bố rộng rãi, thời gian tới cần công bố công khai như chỉ số PCI của các địa phương. 

Bà Phạm Chi Lan cũng lưu ý việc phải cập nhật các chỉ số hiện đại hơn vào Nghị quyết mới về cải thiện môi trường kinh doanh như chỉ số CSI 4.0, hay các chỉ số về tự do kinh tế, tự do kinh doanh của người dân, trong đó đánh giá cụ thể về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước, từ đó có thể đánh giá cải cách thực chất hơn.

Đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 19 năm 2017, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã nêu rất rõ kết quả rà soát, cải cách quy định về điều kiện kinh doanh của từng bộ ngành, địa phương. 

Ông Cung so sánh, nếu ví các bộ như những con tàu, thì có bộ đã ở ga cuối, nhưng cũng có bộ chưa vào vạch xuất phát. 

Một số đơn vị làm tương đối tốt như Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, ngoài bãi bỏ điều kiện kinh doanh, còn bãi bỏ hẳn một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện…; Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo đã thực hiện rà soát, đề xuất bãi bỏ điều kiện kinh doanh nhưng không gửi kèm theo nội dung rà soát và phương án bãi bỏ, đơn giản hoá; Bộ Giáo dục và Đào tạo còn chưa có báo cáo về rà soát, cải cách theo Nghị quyết của Chính phủ. 

TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, cần tạo áp lực và kỷ luật hành chính mạnh mẽ hơn đối với các chỉ số mà thứ hạng và điểm số còn thấp, không cải thiện đáng kể trong mấy năm qua, nhất là khởi sự kinh doanh, đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản, giao dịch thương mại qua biên giới. Đồng thời, cần phối hợp tốt hơn, hiện quả hơn với Toà án nhân dân Tối cao để có cải thiện đáng kể chỉ số giải quyết phá sản doanh nghiệp và giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Dự thảo Nghị quyết 19/2018 đang gửi các bộ ngành, địa phương lấy ý kiến, duy trì mục tiêu về cải thiện môi trường kinh doanh theo thông lệ quốc tế, nhấn mạnh cải cách điều kiện kinh doanh và quản lý chuyên ngành; bổ sung thêm mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành logistics và ngành du lịch để hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành nói riêng, thúc đẩy tăng năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung cho biết, mục tiêu cụ thể của Nghị quyết 19/2018 là: Tiếp tục cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh để năm 2018 tăng thêm từ 8-18 bậc trên bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới; hoàn thành việc bãi bỏ ít nhất 1/3-1/2 số quy định hiện có về điều kiện kinh doanh; giảm ít nhất 50% các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành, chuyển đổi mạnh mẽ cách thức quản lý nhà nước từ chủ yếu tiền kiểm sang chủ yếu hậu kiểm; đẩy nhanh tiến độ ứng dụng CNTT, thực hiện dịch vụ công trực tuyến để đến hết 2018 hầu hết các dịch vụ công phổ biến liên quan đến người dân, DN được cung cấp ở mức độ 3 và 4; cải thiện năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch thêm khoảng 10 bậc (hiện ở thứ hạng 67); từng bước giảm chi phí logistics trong nền kinh tế xuống mức khoảng 18% GDP (hiện hơn 20% GDP), cải thiện chỉ số hiệu quả logistics thêm 10 bậc (hiện xếp thứ 64).

Huy Thắng