• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

UNIDO hỗ trợ xây dựng chiến lược ngành công nghiệp

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục Dự án "Hỗ trợ Chính  phủ xây dựng chiến lược ngành công nghiệp và các chính sách liên quan thông qua xây dựng năng lực thể chế" do Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tài trợ.

14/03/2016 17:16

 

Dự án trên được thực hiện trong 36 tháng với tổng kinh phí 1.080.000 USD. Mục tiêu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp của Việt Nam thông qua xây dựng chiến lược ngành cũng như các chính sách công nghiệp cụ thể, góp phần tăng cường năng lực thể chế của Chính phủ và khu vực tư nhân.

Theo đó, Dự án sẽ tăng cường năng lực thể chế trong việc xây dựng các báo cáo công nghiệp cho khu vực công và tư; cải thiện chiến lược công nghiệp Việt Nam dựa trên báo cáo công nghiệp có sẵn và năng lực thể chế được củng cố; xây dựng chính sách công nghiệp cụ thể triển khai chiến lược công nghiệp chung...

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 203 nêu rõ, mục tiêu đến năm 2025, công nghiệp phát triển với cơ cấu hợp lý theo ngành và lãnh thổ, có khả năng cạnh tranh để phát triển trong hội nhập, có công nghệ hiện đại và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở một số chuyên ngành, lĩnh vực, có khả năng đáp ứng cơ bản các yêu cầu của nền kinh tế và xuất khẩu.

Đến năm 2035, công nghiệp nước ta được phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế; đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có kỷ luật và có năng suất cao, chủ động trong các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo...

Phương Nhi