• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ứng phó biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL : Cần sự hợp tác hành động

(Chinhphu.vn) – Diễn đàn đầu tiên về thích ứng biến đổi khí hậu đồng bằng sông Cửu Long đã đưa ra thông điệp về sự hợp tác hành động để giảm thiểu ảnh hưởng của hiện tượng toàn cầu này.

14/11/2009 08:48

Đoàn chủ tọa Diễn đàn thích ứng biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh: Chinhphu.vn

Diễn đàn được tổ chức trong 2 ngày (12-13/11) tại TP Cần Thơ, trung tâm đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi có nguy cơ chịu nhiều tác động nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH) với sự tham gia của các đại biểu gồm lãnh đạo và đại diện của Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành, các tỉnh ĐBSCL, Sứ quán Australia, Đan Mạch, các tổ chức phát triển quốc tế, các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Tại diễn đàn đầu tiên về thích ứng BĐKH vùng ĐBSCL này, có hơn 30 tham luận của các nhà khoa học trong và ngoài nước, các nhà quản lý, nhất là cán bộ quản lý của các ngành như nông nghiệp, y tế, tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải của các tỉnh ĐBSCL.

Hầu hết các tham luận đều khẳng định nguy cơ hiện hữu của BĐKH ở khu vực vựa lúa của nước. Đây không phải là những thay đổi trong tương lai xa mà hiện nay, tất cả 13 tỉnh, thành phố ở ĐBSCL đã có thể cảm nhận được những tác động này và dự báo còn có thể gia tăng.

Tại diễn đàn, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, thay mặt đoàn chủ tọa, đưa ra tuyên bố tóm tắt nêu rõ các thách thức và cơ hội đối với ĐBSCL trước việc ứng phó BĐKH.

Những vấn đề được Diễn đàn xác định cần đặc biệt quan tâm trong việc ứng phó với BĐKH như phân bổ ngân sách nhà nước, hệ thống lập kế hoạch phát triển trong các ngành ở cấp địa phương, các tiêu chuẩn thiết kế của các ngành, quy chuẩn xây dựng và an toàn, quy trình phát triển và phê duyệt dự án, năng lực và kỹ năng của các cơ quan, tổ chức trong việc thích ứng một cách sáng tạo với BĐKH.

Đoàn chủ tọa cũng nêu rõ, nhận thức của người dân và lãnh đạo cần phải “thức tỉnh” trước một thực tại mới, rằng những điều kiện thời tiết khí hậu thiên nhiên ưu đãi mà ĐBSCL đã hưởng thụ thời gian qua đang thay đổi và sẽ tiếp tục thay đổi một cách nghiêm trọng với những hậu quả khó lường.

Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có nguy cơ chịu nhiều tác động nhất của biến đổi khí hậu - Ảnh: Rừng tràm Trà Sư, An Giang (VNphoto)

Cùng chung tay hành động

Đoàn chủ tọa cho rằng, chúng ta có nhiều cơ hội để khắc phục những thách thức nêu trên. Trước hết, cần phải tổ chức hàng năm Diễn đàn thích ứng BĐKH ĐBSCL để chia sẻ và thỏa thuận về một lộ trình hợp tác để giảm thiểu tác động.

Tại Diễn đàn này năm sau, có thể cùng soạn thảo một kế hoạch giảm thiểu và thích nghi BĐKH.

Trong Diễn đàn vừa qua, nhiều tổ chức quốc tế đã bày tỏ mong muốn cam kết cùng làm việc với các ngành và các tỉnh ĐSBCL trong các lĩnh vực phát triển ứng phó với BĐKH. Chúng ta có cơ hội tìm được nguồn tài chính cho việc thích ứng BĐKH từ nhiều nguồn, nhưng theo đoàn chủ tọa, nên bắt đầu từ nguồn kinh phí nhà nước dành cho mục đích ứng phó BĐKH.

Thích nghi và giảm thiểu tác động của BĐKH liên hệ với nhau một cách chặt chẽ. Tuyên bố Sydney 2007 và những quyết định đưa ra ở Bali (Indonesia) trong cùng năm đó về BĐKH, an ninh năng lượng và phát triển sạch là chỗ dựa để chúng ta đẩy mạnh triển khai các hoạt động ứng phó BĐKH tại ĐBSCL. Từ đó, các tác động của BĐKH sẽ dần được giảm nhẹ khi các hệ sinh thái tự nhiên ở ĐBSCL được phục hồi và tăng cường.

Thời gian qua, một số cơ hội đã được vùng ĐBSCL tận dụng và phát huy. Các tỉnh ĐBSCL đang thử nghiệm những mô hình canh tác và giống phù hợp hơn với BĐKH, điều chỉnh và nâng cấp hệ thống thủy nông phục vụ nông nghiệp, lưu trữ giống địa phương và thành lập ngân hàng giống. Một số thành phố, trung tâm đô thị đã bắt đầu tính tới tác động của nước biển dâng và tăng nhiệt độ trong việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng. Hệ thống cảnh báo bão đang được quy hoạch dọc theo bờ biển và các đảo.

Đoàn chủ tọa khẳng định, cần đảm bảo rằng ĐBSCL là ngọn cờ đầu trong sáng tạo và trong thành tựu về tăng cường khả năng chống chọi và thích ứng BĐKH. Mục tiêu đó và các thông điệp từ Diễn đàn sẽ được Đoàn đại biểu Việt Nam mang đến Hội nghị Liên Hợp Quốc về BĐKH tại Copenhagen, Đan Mạnh vào tháng 12 tới.

ĐBSCL, nơi cung cấp lương thực cho người dân Việt Nam và cả các nước khác, chỉ một ảnh hưởng đến vùng này cũng sẽ gây ra các nguy cơ khó lường, do đó, vấn đề thích ứng BĐKH vùng ĐBSCL đòi hỏi sự chung tay của tất cả mọi người, cả trong nước và quốc tế.

Đức Tuân

Tin, bài liên quan:

>> Tăng sức "đề kháng" biến đổi khí hậu cho vùng ĐBSCL

>> Ứng phó với biến đổi khí hậu phải quyết liệt