• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Dư luận thế giới về tình hình Ai Cập

(Chinhphu.vn) - Ngay sau khi ông Morsi bị lật đổ, cộng đồng quốc tế đã có những phản ứng bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến sự kiện có thể một lần nữa làm thay đổi đời sống chính trị của quốc gia này.

04/07/2013 13:06

Ngày 3/7, quân đội Ai Cập đã chính thức phế truất Tổng thống Mohamed Morsi và đình chỉ Hiến pháp nhằm chấm dứt tình trạng khủng hoảng chính trị lên đến đỉnh điểm trong suốt tuần qua.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon phát biểu sau khi Tổng thống Morsi bị phế truất đã kêu gọi các bên kiềm chế và đối thoại, cũng như đảm bảo quyền được tự do bày tỏ chính kiến và hội họp của người dân nước này. Ông cũng hối thúc tiến trình chuyển giao quyền lực trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc dân chủ tại nước này.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tổ chức cuộc họp khẩn tại Nhà Trắng và bày tỏ sự "quan ngại sâu sắc", đồng thời cho rằng tương lai của Ai Cập phải do người dân nước này quyết định.

Một số nguồn tin cho biết trước thời điểm quân đội Ai Cập đưa ra tối hậu thư, Mỹ đã tìm cách can thiệp vào cuộc khủng hoảng tại nước này nhằm cứu vãn tình thế cho Tổng thống Morsi và Anh em Hồi giáo, theo đó Mỹ yêu cầu quân đội Ai Cập không đưa ra tối hậu thư 48 giờ cho ông Morsi.

Mỹ cũng đưa ra thông điệp nếu quân đội Ai Cập không thực hiện theo đề xuất của Mỹ, Washington có thể xem xét lại sự trợ giúp quân sự hằng năm lên tới 1,3 tỷ USD, vốn là nguồn thu nhập chính của các lực lượng vũ trang Ai Cập, song đề nghị này đã không được quân đội Ai Cập chấp nhận.

Cùng ngày, Mỹ đã ra lệnh sơ tán bắt buộc đối với nhân viên Đại sứ quán nước này ở Cairo, đồng thời khuyến cáo công dân Mỹ hoãn các chuyến đi đến Ai Cập và những người đang sống ở Ai Cập nên rời đi do những bất ổn chính trị và xã hội còn tiếp diễn.

Bà Catherine Ashton, Đại diện cấp cao phụ  trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU, cũng tuyên bố lên án các hành động bạo lực đẫm máu tại Ai Cập và kêu gọi chính quyền nước này nhanh chóng thực hiện tiến trình dân chủ, bao gồm việc tổ chức cuộc bầu cử tự do và công bằng và thông qua Hiến pháp. Bà Ashton cũng nhấn mạnh quá trình chuyển giao quyền lực phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng luật pháp và nhân quyền.

Trong một phản ứng liên quan, Ngoại trưởng Anh William Hague đã lên tiếng phản đối việc can thiệp quân sự nhằm thay đổi chế độ tại Ai Cập, song không gọi vụ việc ở Cairo là đảo chính, đồng thời hối thúc các bên kiềm chế, tránh bạo lực.

Trong khi đó, các nước vùng Vịnh ngày 3/7 đã hoan nghênh quyết định lật đổ Tổng thống Morsi của quân đội Ai Cập và cho đây là biện pháp nhằm giải quyết bất ổn ở quốc gia Bắc Phi này. Sự lớn mạnh của tổ chức Anh em Hồi giáo tại Ai Cập sau khi Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ hồi đầu năm 2011 đã gây lo ngại cho hầu hết các nước Arập vùng Vịnh, trong đó có Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), vốn lo ngại điều này sẽ kích động những người Hồi giáo trong nước. Trong bối cảnh đang phải đối phó với tình trạng nội chiến kéo dài, Tổng thống Syria Bashar al-Assad cũng cho rằng việc Tổng thống Morsi bị quân đội lật đổ là dấu chấm hết của "Hồi giáo chính trị".

Ngay sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập bổ nhiệm người đứng đầu Tòa án Hiến pháp Tối cao Adli Mansour làm Tổng thống lâm thời và thành lập một chính phủ kỹ trị để điều hành đất nước cho tới khi tổ chức sớm các cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội ở nước này, Quốc vương Saudia Arabia Abdullah đã gửi thông điệp chúc mừng tới ông Mansour và cho rằng quân đội Ai Cập đã có hành động "sáng suốt" để chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị và ngăn chặn những hệ lụy khó lường.

Kim Chung