• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trung Quốc tăng trưởng "lệch"

(Chinhphu.vn) - Liên tục tăng trưởng kinh tế với tốc độ hai con số trong vài thập kỷ qua là một thành tựu không thể phủ nhận của Trung Quốc, nhưng điều đó không thể che giấu một thực tế càng tăng trưởng Trung Quốc càng "bỏ rơi" phần lớn người dân của mình.

28/07/2014 11:26

Một báo cáo của Đại học Bắc Kinh công bố ngày 25/7 đưa ra những con số báo động về khoảng cách giàu nghèo trong xã hội Trung Quốc. Dựa trên số liệu thu thập năm 2012, báo cáo cho biết 1% các gia đình giàu có nhất ở Trung Quốc hiện sở hữu tới hơn 1/3 giá trị tài sản của toàn bộ đất nước. Trong khi đó, tổng giá trị tài sản của 25% các gia đình nghèo nhất chỉ chiếm 1%. Báo cáo cho biết, hệ số phân phối lợi tức (Gini) đối với các hộ gia đình ở Trung Quốc trong năm 2012 đã vọt lên mức cao 0,73 (Mức cao nhất trên thang đo chỉ số Gini là 1, phản ảnh sự bất bình đẳng hoàn toàn). Trong khi đó, con số tương ứng trong số liệu thống kê của chính phủ Trung Quốc chỉ là 0,47 năm 2012, gần bằng hệ số của Mỹ (0,56).

Trong khi đó, chuyên gia Murtaza Syed, đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tại Bắc Kinh khẳng định rằng khoảng cách giàu nghèo tại Trung Quốc tăng nhanh nhất châu Á trong 2 thập kỷ qua. Đồng thời ông cảnh báo: "Nếu Trung Quốc ngày càng trở nên mất cân bằng hơn về thu nhập, quốc gia này sẽ rất khó để duy trì đà tăng trưởng tại mức nào đó gần với những con số hiện tại".

Sự mất cân bằng về thu nhập đang khiến sức tiêu dùng trong nước của Trung Quốc bị ảnh hưởng đáng kể, buộc nhiều chuyên gia kinh tế của nước này phải lên tiếng. Trong 10 năm qua, số liệu thống kê chính thức cho thấy tỷ lệ tiêu dùng/GDP đã giảm từ 62% xuống chỉ còn 47%. Tại một buổi hội thảo kinh tế tại đại học Bắc Kinh mới đây, ông Justin Lin, cựu kinh tế gia trưởng của Ngân hàng thế giới (WB) khẳng định sự suy giảm sức tiêu dùng nội địa của Trung Quốc, một phần xuất phát từ chính sự mất cân bằng trong phân phối thu nhập. Ông nói: "Trước những năm 1990, tiêu dùng của các hộ gia đình đóng góp 70% vào GDP. Đến nay tỷ lệ này đã giảm xuống chỉ còn 35%. Như vậy chúng ta có thể thấy rất nhiều của cải đã được đổ về các doanh nghiệp".

Sự bùng nổ của kinh tế Trung Quốc trong hơn 3 thập kỷ vừa qua đã đưa số triệu phú và tỷ phú ở nước này tăng đột biến. Những người giàu tại Trung Quốc giờ đây mua vàng, sắm đồ xa xỉ, xe hơi đắt tiền và các biệt thự. Họ cũng sẵn sàng chấp nhận những mức giá cắt cổ cho các thú vui của bản thân, sẵn sàng chi tiền cho con cái ra nước ngoài du học. Nhiều nhà kinh doanh xe hơi phải choáng váng khi thấy giới nhà giàu thay xe như thay tất. Thế nhưng, ở thái cực ngược lại, những người nghèo lại đang oằn lưng với gánh nặng nợ nần, học phí cho con cái và tiền tiết kiệm lúc về hưu. Theo thống kê, tính đến cuối năm 2012, Trung Quốc có gần 100 triệu nông dân sống trong cảnh nghèo đói. Tại các tỉnh nghèo ở nước này, hàng ngày nhiều trẻ em phải mất hai đến ba tiếng để đi đến trường. Các chi phí y tế tại đây chiếm 60% mức thu nhập trung bình của người dân tại các vùng nông thôn, do vậy nhiều người dân đã không thể đi khám bệnh khi ốm đau.

Sự mất cân đối giàu – nghèo đang tạo ra những thách thức lớn với Trung Quốc.

Chênh lệch giàu - nghèo quá mức cũng cho thấy căn bệnh tham nhũng nặng nề ở Trung Quốc. Việc tư hữu hóa các doanh nghiệp nhà nước, tình trạng biến đất nông nghiệp thành đất công nghiệp và sự bùng nổ xây dựng đã đem lại nhiều cơ hội để cá nhân làm giàu bất chính. Nó tạo ra một tầng lớp người giàu, khiến xã hội bất bình. Điều đó giải thích tại sao số các vụ biểu tình, bạo động tại Trung Quốc trong những năm gần đây ngày một nhiều, khiến chính phủ nước này phải đau đầu tìm biện pháp cải thiện. Tăng trưởng nhanh nhưng không kiểm soát được hố ngăn cách giàu – nghèo đang là bài toàn lớn với Trung Quốc.

Theo một số chuyên gia, khi nhìn sâu vào nền kinh tế Trung Quốc, người ta nhận thấy rằng cái gọi là một tầng lớp trung lưu với thu nhập và tiêu dùng gia tăng nhanh chóng đang dần dần biến mất. Thay vì cho ra đời một tầng lớp trung lưu đô thị to lớn, Trung Quốc lại chỉ sản sinh một tầng lớp thượng lưu nhỏ bé nhưng "xài sang một cách đáng ngạc nhiên" và phần dân số còn lại có thu nhập và tiết kiệm ngày càng bị xói mòn bởi lạm phát. Các thống kê gần đây của chính phủ Trung Quốc công bố đã phần nào thể hiện điều này. Đầu tiên, thu nhập của người dân đô thị chỉ tăng với tốc độ khoảng 7,8%/năm mặc dù tăng trưởng kinh tế của cả nước đạt gần 10%/năm. Trong khi đó, doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng tăng 14,5%. Mô hình tăng trưởng này cho thấy sự bất bình đẳng đang gia tăng.

Nhìn kỹ hơn nữa vào "danh sách shopping" giới chuyên gia đã thấy những vấn đề đáng lo ngại thực sự. Tốc độ tăng trưởng lớn nhất bao gồm các mặt hàng như: Đồ trang sức (46%), đồ nội thất (37%), xe ô tô (34%) và vật liệu xây dựng (34%). Về cơ bản, đây là những mặt hàng liên quan đến việc chi tiêu của tầng lớp thượng lưu. Sự tăng trưởng một cách quá mạnh các mặt hàng xa xỉ có nghĩa là thu nhập xám (khoản thu nhập mập mờ giữa hợp pháp và bất hợp pháp) chiếm một tỷ trọng đáng kể.

Chưa hết, các dữ liệu mới nhất cho thấy, hiện đang có tới hơn 27,8 nghìn tỷ nhân dân tệ "nằm chết dí" trong các vụ đầu tư tài sản cố định, 15 nghìn tỷ nhân dân tệ khác được các doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào bất động sản.

Theo các chuyên gia, mặc dù tăng trưởng mạnh mẽ, bản chất của sự phát triển đã thay đổi theo thời gian. Như lý giải của chuyên gia Yasheng Huang tại Trường Kinh doanh Sloan MIT (Mỹ), thời gian tăng trưởng "lành mạnh" của Trung Quốc là vào những năm 1980, khi nông dân sản xuất và bán hàng công nghiệp nhẹ cũng như nông sản sang các thị trường hàng hóa đang nổi lên nhanh chóng. Vào cuối những năm 1990 đến nay, tăng trưởng ngày càng dựa vào xuất khẩu ròng và đầu tư nhà nước nhưng giảm dần về tiêu thụ hộ gia đình./.

Nguyễn Chiến