• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ấn Độ kỳ vọng chính sách kinh tế mới

(Chinhphu.vn) – Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi mới đây đã triển khai một chính sách phát triển kinh tế toàn diện nhằm mang lại diện mạo mới cho nền kinh tế nước này.

03/10/2014 14:02

Các chuyên gia kinh tế đặt tên cho chính sách này là "Modinomics”.

Ông Narenda Modi nhậm chức hồi tháng 5 vừa qua. Chính phủ mới của ông bắt đầu nhiệm kỳ trong bối cảnh rất khó khăn.

Ấn Độ- thị trường tiêu thụ khổng lồ với 1,2 tỷ người- trong suốt một thập kỷ tăng trưởng GDP thấp chỉ đạt 4,5% và chỉ số PMI (quản lý mua hàng) khu vực chế tạo, sản xuất luôn thấp, lạm phát cao.

Với mục tiêu rõ ràng là phục hồi kinh tế, chính sách Modinomics được coi là một tín hiệu tốt cho nền kinh tế Ấn Độ. Người dân nước này cũng kỳ vọng Modinomics sẽ tạo ra động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế đất nước.

Ưu tiên phát triển lĩnh vực chủ chốt

Điểm nổi bật nhất của chính sách Modinomics là thúc đẩy tăng trưởng và tạo môi trường thân thiện với doanh nghiệp nhằm nâng tỷ lệ tăng trưởng của Ấn Độ lên khoảng 5% trong năm 2014. Mục tiêu này có thể đạt được thông qua việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đặc biệt là đẩy mạnh công nghiệp chế tạo.

Quyết tâm phục hồi nền kinh tế đã được thể hiện rõ khi Thủ tướng Modi nhấn mạnh đến sự ưu tiên phát triển những lĩnh vực chủ chốt vì sự tăng trưởng toàn diện của Ấn Độ. Đó là mở cuộc “cách mạng xanh” lần thứ hai, tập trung tăng sản phẩm nông nghiệp, tăng công nghệ trong nông nghiệp và phi tập trung hóa hệ thống kho tàng; tiến hành cuộc “cách mạng trắng” lần thứ hai nhằm tập trung tăng sản lượng sữa và phát triển một hệ thống hỗ trợ nhằm bảo đảm sức khỏe gia súc; về lĩnh vực năng lượng, cần một cuộc “cách mạng màu nghệ tây” (saffron revolution), tập trung phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng Mặt Trời để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của đất nước.

Thủ tướng Modi đề nghị tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, các mạng lưới quang học, ngư nghiệp, các trường đại học phải tích cực tham gia nghiên cứu và phân tích về tiến trình phát triển nhằm đóng góp cách thức tốt nhất cho các quyết định liên quan đến chính sách của chính phủ.

Bên cạnh đó, Chính phủ thực hiện cải cách hệ thống thuế, khuyến khích đầu tư nước ngoài, đẩy nhanh việc thông qua các dự án đầu tư trọng yếu, tiếp tục thực hiện cải cách trong lĩnh vực than quốc doanh và ngành quốc phòng nhằm thu hút đầu tư tư nhân, đẩy nhanh việc thực hiện các dự án của các ngành chế tạo sử dụng nhiều lao động.  

Chuyên gia kinh tế chủ chốt Shubhada Rao nhận định rằng với chủ trương này, Modinomics sẽ cải thiện được nguồn cung để hỗ trợ tăng trưởng và góp phần kiềm chế sức ép lạm phát. Tuy nhiên, Chính phủ sẽ phải dành hai năm đầu để tạo môi trường cho tăng trưởng kinh tế "cất cánh," song sẽ không để xảy ra sự đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng.

Tín hiệu tốt cho nền kinh tế Ấn Độ

Kế hoạch đầy tham vọng của Chính phủ Ấn Độ hướng tới mở rộng cơ sở hạ tầng bao gồm việc xây mới đường cao tốc, sân bay, cảng biển và 100 thành phố thông minh chắc chắn sẽ đem tới cơ hội lớn cho ngành xây dựng và công nghệ thông tin.

Theo báo cáo của Văn phòng Thống kê Trung ương Ấn Độ (CSO) công bố hôm 29/8/2014, GDP của nước này trong quý I của tài khóa hiện nay (từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 6/2014) tăng 5,7%, đánh dấu mức tăng cao nhất kể từ tháng 3/2012. Dẫn đầu là xu hướng tăng mạnh của lĩnh vực công nghiệp và kết quả tốt hơn dự kiến của lĩnh vực nông nghiệp đã giúp nền kinh tế Ấn Độ khởi sắc và đạt mức tăng trưởng nhanh nhất trong hai năm rưỡi qua. Theo CSO, sản lượng của khu vực chế tạo đã tăng 3,5% trong quý I của tài khóa hiện nay, so với mức giảm 1,2% của một năm trước đó.

Lạc quan về triển vọng kinh tế, đầu tháng 8/2014, ông Arvind Mayaram, một quan chức cao cấp trong Chính phủ Ấn Độ dự đoán tăng trưởng GDP của nước này sẽ đạt 5,8% trong tài khóa hiện nay (kết thúc vào ngày 31/3/2015). Các tập đoàn tài chính nước ngoài như Moody’s, Deutsche Bank, Barclays, Nomura và Religare trước đó cũng đã điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm nay và vài năm tới.

Theo nhận định của các nhà phân tích kinh tế, thực hiện các mục tiêu trên là nhiệm vụ nặng nề đối với Thủ tướng Modi song với quyết tâm cải cách và sự điều hành tốt, ông có thể dần đưa nền kinh tế Ấn Độ trở lại mức tăng trưởng cao và bền vững. Nếu thành công trong mục tiêu kiềm chế lạm phát, phục hồi tăng trưởng, Chính phủ của Thủ tướng Modi sẽ thành công trong việc đối phó với những thách thức lớn và đưa Ấn Độ bước vào một thời kỳ tăng trưởng mới.

TS. Nguyễn Ngọc Mạnh