• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Các nước châu Á làm gì để bình ổn thị trường?

(Chinhphu.vn) - Bốn nước Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Thái Lan chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của sụt giảm xuất khẩu và mất cân đối tài khoản vãng lai - đang tiến hành các biện pháp nhằm bình ổn thị trường.

22/08/2013 16:21

Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono nói rằng chính phủ của ông sẽ công bố gói chính sách hạn chế ảnh hưởng của tình hình tăng trưởng sụt giảm và giảm lạm phát. Ngân hàng quốc gia Indonesia cũng sẽ có biện pháp để bình ổn đồng rupiah vì ngày 21/8 đồng tiền này giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm qua.  

Ngân hàng trung ương Ấn Độ cũng cho biết họ sẽ bơm vào thị trường 80 tỷ rupee (khoảng 1,26 tỷ USD) nhằm chặn lại sự sụt giảm của đồng nội tệ.  

Tại Malaysia, chính phủ nước này cũng đưa ra tuyên bố làm yên lòng dân chúng, khi tuyên bố kinh tế Malaysia sẽ tiếp tục tăng trưởng và chính phủ sẽ có biện pháp liên quan tới các dòng vốn có dấu hiệu rủi ro. Ngân hàng trung ương Thái Lan thì quyết định chưa tăng lãi suất, cho dù vào ngày 21/8 đồng baht đã giảm xuống mức thấp nhất trong 13 tháng.  

Các nhà phân tích kinh tế của Singapore cho rằng do xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm nhiều trong mấy tháng vừa qua nên nhịp độ phát triển kinh tế  của Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã giảm, dẫn tới thâm hụt tài khoản vãng lai ở  ba nước, trừ Malaysia. Điều này đồng nghĩa với việc các nước này phải vay thêm hoặc xuất nguồn tiền dự trữ để đáp ứng các khoản chi.  

Trong những ngày này tại Singapore, các lao động Ấn Độ và Indonesia đang tích cực chuyển tiền về nước cho người thân nhằm tận dụng cơ hội đồng rupee và rupiah giảm giá./.

Huyền Nhung