• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Dòng nước nào thổi bùng ngọn lửa Trung Đông

(Chinhphu.vn) - Sự khác biệt về chính trị, tôn giáo và sắc tộc đã nhấn chìm các nước Trung Đông trong tình trạng hỗn loạn hiện nay cùng các cuộc xung đột vũ trang kéo dài bất tận. Nhưng còn một nhân tố quan trọng hơn nữa, cần phải được xem xét một cách riêng biệt, đó là nguồn nước ngọt đang trở nên thiếu hụt trầm trọng.

16/08/2015 16:00
Hầu hết ở các vùng bị khô hạn của khu vực Trung Đông đã xảy ra sự thất thoát mạnh nguồn nước ngọt
Và sự thiếu hụt này sẽ trở thành nhân tố chính bất kể ai là kẻ chiến thắng trong các cuộc xung đột hiện nay. Nó đồng thời cũng sẽ trở thành nguyên nhân chính gây ra các cuộc biến động trong nhiều năm nữa.

Từ dữ liệu vệ tinh, các nhà khoa học của Đại học California (Mỹ), cơ quan hàng không vũ trụ NASA và trung tâm nghiên cứu khí quyển Mỹ đều thấy rằng, hầu hết ở các vùng bị khô hạn của khu vực Trung Đông đã xảy ra sự thất thoát mạnh nguồn nước ngọt, ít nhất là kể từ năm 2003.

Các lưu vực dọc theo sông Tigris và Euphrates của Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iraq, Iran đã thất thoát 144 km3 nước ngọt tương đương với tổng lượng nước của Biển Chết, mà theo các nhà khoa học, nguyên nhân chính là do sự thất thoát nước ngầm.

Liên quan tới nguồn cấp nước, Syria và Iraq đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nghiêm trọng bởi phần lớn các nguồn nước tái tạo của Syria và Iraq này đều bắt nguồn từ các nước khác.

Nhu cầu sử dụng nước cao, chính sách lãng phí của chính phủ, nông nghiệp thì thâm canh và sử dụng thuốc trừ sâu đã làm giảm đáng kể chất cũng như lượng nước.

Theo số liệu của cơ quan nghiên cứu Chatham House, lượng nước sông Euphrates bắt nguồn từ Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1972 đã giảm trên 40%.

Đây là vấn đề chính đối với 27 triệu người thuộc 3 quốc gia sống dựa vào nguồn nước này. Và cũng có hàng triệu người không thể sống sót nếu thiếu thực phẩm cũng như năng lượng từ khu vực này. Từ năm 2003, khi Trung Đông đối mặt với các cuộc chiến dữ dội nhất, thì tình trạng này càng trở nên thậm tệ.

Không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhà nước Hồi giáo (IS) đang cố gắng xây dựng các thành trì dọc theo các con sông và sử dụng chúng để gây áp lực lên các đối thủ. Nhưng đáng lưu ý nhất đó là các lực lượng tại Syria và Iraq đều cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ cố tình làm giảm nguồn nước sông Euphrates. Chẳng bao lâu nữa, một con đập trị giá 35 tỉ USD sẽ được xây dựng cùng các công trình thủy lợi sẽ khiến tình trạng thiếu hụt nguồn nước ở hạ nguồn càng trở nên trầm trọng.

Ở các nước khác, tình trạng còn tồi tệ hơn. Ví như tại Yemen, nguồn nước đang cạn kiệt nhanh tới mức tới cuối thập kỷ này, nó sẽ hoàn toàn biến mất. Người ta chỉ có thể khắc phục tình trạng này bằng cách đầu tư quy mô lớn vào cơ sở hạ tầng, nhưng thật trớ trêu khi tiền thì lại chẳng có.

Trung Đông là một trong những khu vực có tốc độ gia tăng dân số nhanh nhất trên thế giới. Từ năm 1990 đến năm 2010, dân số trong khu vực này đã tăng 50%, đạt 124 triệu người.

Vấn đề không chỉ nằm ở chỗ khan hiếm nguồn nước và tăng trưởng dân số mà còn là một khối lượng lớn vũ khí đang được tích tụ tại khu vực này. Chi tiêu quân sự ở một số nước thậm chí còn tăng nhanh hơn so với dân số. Đối với dân chúng, nước ngọt có thể không đủ, nhưng số vũ khí mà họ đang có trong tay thì lại quá dư thừa.

Chi tiêu quân sự ở một số nước Trung Đông còn tăng nhanh hơn dân số

Hậu quả chính trị

Nước ngọt là nhân tố quyết định luôn đồng hành với nền văn minh của nhân loại. Nếu xu hướng thiếu hụt nguồn nước kéo dài hay thậm chí còn trầm trọng hơn, thì phần lớn khu vực Trung Đông có thể biến thành thành một trong những thảm họa về mặt xã hội tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới.

Dân chúng tại khu vực này đang cố tìm con đường sống cho mình. Bằng mọi cách, họ vượt biên  sang Italy hay Hy Lạp - những nước vốn đã ở trong tình trạng quá tải bởi dòng người di cư trái phép. Dẫu vậy, trong những năm tới, con số này còn tăng gấp nhiều lần.

Và tới đây, nếu các nước phương Tây càng siết chặt chính sách nhập cư thì chính họ sẽ càng phải đối diện với một đạo quân nhập cư toàn những người trẻ tuổi, những người này vì mưu sinh sẽ sẵn sàng trở nên hung hãn. Mà như những số liệu đã nêu ở trên, dân số tăng nhanh cùng lượng vũ khí tích tụ lại còn lớn hơn tốc độ gia tăng dân số, thì theo thời gian, vấn đề sẽ chỉ càng thêm trầm trọng.

Cũng không thể bỏ qua yếu tố dầu mỏ. Nguồn dầu ở Trung Đông là tối cần thiết cho cả nhân loại mà nếu không có chúng thì sẽ chẳng lấy đâu ra nhiên liệu cho kinh tế thế giới.

Tất cả điều này có nghĩa là chính phủ các quốc gia khác cần quan tâm thảo luận và triển khai các giải pháp hữu hiệu để tránh nổ ra thảm họa tại khu vực này. Nhưng hiện nay các động thái dường như đang chỉ đổ thêm dầu vào ngọn lửa tại Trung Đông.

Thu Lam