• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

EU họp bàn cứu Hiệp ước Schengen

(Chinhphu.vn) - Các Bộ trưởng Tư pháp và Nội vụ của Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/1 đã họp tại Amsterdam (Hà Lan) để tìm giải pháp khẩn cấp nhằm cứu Khu vực miễn thị thực Schengen khỏi nguy cơ sụp đổ.

25/01/2016 16:43
Ảnh minh họa

Tại cuộc họp, các bộ trưởng EU sẽ bàn về việc thành lập một lực lượng bảo vệ bờ biển và biên giới mới trước ngày 30/6 tới.

Việc ra đời lực lượng này là chủ đề thảo luận chính trong buổi chiều 25/1 khi các nước ủng hộ cho rằng giải pháp này sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả dòng người di cư nước ngoài đang đổ tới đường biên giới bên ngoài khối 28 nước thành viên EU, giúp các nước thành viên tham gia Hiệp định Schengen không cần tái áp dụng các biện pháp kiểm tra biên giới nội khối. Đây được coi là một giải pháp giúp Hiệp ước Schengen tránh nguy cơ sụp đổ.

Theo các số liệu thống kê mới nhất, hơn 1 triệu người di cư đã vào EU trong năm 2015 vừa qua, trong đó chủ yếu là những người chạy trốn chiến tranh và nạn đói tại Syria và những nước Trung Đông, Bắc Phi khác.

Trước làn sóng người nhập cư ngày càng vượt tầm kiểm soát, 6 quốc gia thuộc Hiệp ước tự do đi lại Schengen đã quyết định khôi phục tạm thời các biện pháp kiểm soát biên giới. Các quốc gia đó gồm Áo, Pháp, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy và Đức - đích đến hàng đầu của những người nhập cư vào châu Âu.

Cũng tại cuộc họp ở Amsterdam lần này, các Bộ trưởng Tư pháp và Nội vụ của EU sẽ thảo luận về cuộc chiến chống khủng bố và những trở ngại đang tồn tại giữa các nước thành viên trong hoạt động trao đổi thông tin về các tay súng khủng bố cực đoan nước ngoài, cũng như bàn cách loại bỏ những trở ngại này.

Huyền Anh