• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

G20 và ‘số phận’ những cuộc gặp bên lề

(Chinhphu.vn) - Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sắp diễn ra tại Argentina trong 2 ngày 30/11 và 1/12 tới. Hội nghị thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế về những nội dung chính mà G20 đưa ra bàn thảo nhằm tìm kiếm sự đồng thuận về các giải pháp để thu hẹp bất đồng trong chính sách thương mại cùng các vấn đề khác.

29/11/2018 15:53

Tuy nhiên, ở một góc độ khác, dư luận lại rất chú ý theo dõi hàng loạt các cuộc gặp bên lề Hội nghị G20 đã lên kế hoạch hoặc đề xuất nhưng bị từ chối hoặc có thể bị hủy vào phút cuối, tâm điểm của những “điểm nóng” trong quan hệ song phương nhưng lại có tác động lớn trong các vấn đề quan hệ quốc tế. Trong đó đáng chú ý là:

Cuộc gặp Mỹ - Trung. Ngày 27/11, Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp gỡ và dùng bữa tối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề G20 sắp diễn ra ở Argentina.

Tâm điểm của cuộc gặp chính là “hóa giải” cuộc chiến thương mại giữa hai nước. Trả lời phỏng vấn báo Wall Street Journal hôm 26/11 ông Trump cho biết, nhiều khả năng ông sẽ không chấp nhận yêu cầu của Bắc Kinh rằng Washington hoãn tăng mức thuế quan đánh vào 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc từ 10% lên 25% vào ngày 1/1/2019.

Nhưng ngày 27/11 phát biểu với báo giới, Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho rằng hai nước có thể sẽ đi đến một thỏa thuận về thương mại. Ông nhấn mạnh: “Có nhiều khả năng chúng tôi sẽ đi đến một thỏa thuận và Tổng thống Trump hoàn toàn sẵn sàng cho điều này”.

Cũng trong ngày 27/11, phát biểu tại hội thảo về kinh tế ở Hamburg (Đức) ngầm ám chỉ căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ hiện nay, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc nhấn mạnh: “Chúng tôi tin rằng chủ nghĩa bảo hộ và những cách tiếp cận đơn phương sẽ không thể đem lại giải pháp cho các vấn đề thương mại. Trái lại, nó còn đem lại thêm nhiều sự bất ổn đối với nền kinh tế thế giới”.

Cuộc gặp Nga - Mỹ. Đây là cuộc gặp bên lề được lên kế hoạch rất sớm, sau khi cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Putin có cuộc gặp chớp nhoáng tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất tại Pháp hôm ngày 11/11. Vì hiện nay cả Nga và Mỹ có hàng loạt các vấn đề song phương cần tháo gỡ, như cuộc khủng hoảng ở Ukraine, cuộc chiến ở Syria, việc Mỹ cáo buộc Nga tác động vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, hay việc Mỹ dọa rút khỏi Hiệp định Vũ khí tên lửa hạt nhân tầm trung (INF) ký năm 1987 với Nga.

Tuy nhiên, hôm 25/11 xảy ra sự kiện các tàu tuần tra biên giới của Nga đã bắt giữ 3 tàu hải quân Ukraine tại Biển Đen gần báo đảo Crimea đã làm cho quan hệ Nga - Mỹ tiếp tục căng thẳng.

Ngày 27/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết có khả năng ông sẽ hủy cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề Hội nghị G20, do vụ đụng độ vừa qua giữa Nga và Ukraine tại eo biển Kerch.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ The Washington Post, Tổng thống Trump cho biết ông đang chờ đợi một bản báo cáo đầy đủ về vụ đụng độ trên, đồng thời khẳng định “điều đó sẽ được xác định. Có lẽ tôi sẽ không có cuộc gặp”.

Cuộc gặp Thổ Nhĩ Kỳ - Saudi Arabia. Mối quan hệ Riyadh - Ankara đã trở nên căng thẳng do vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi tại lãnh sự quán Saudi Arabia tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hồi tháng trước.

Sau khi đưa ra nhiều lời giải thích có phần mâu thuẫn, Riyadh nói rằng ông Khashoggi đã bị sát hại và bị phanh thây sau khi các cuộc thương lượng nhằm thuyết phục ông này trở về Saudi Arabia thất bại.

Vụ việc này đã làm gia tăng sự căng thẳng mối quan hệ không chỉ giữa Thổ Nhĩ Kỳ - Saudi Arabia và giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ và một số nước khác.

Trong cuộc phỏng vấn tờ Sueddeutsche Zeitung của Đức công bố ngày 27/11, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã đề nghị gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan.

Ngoại trưởng Cavusoglu nói: "Vâng, ông ấy (Thái tử Mohammed) đã đề nghị với Tổng thống Erdogan trên điện thoại, rằng họ có thể gặp nhau tại Buenos Aires hay không. Câu trả lời của ông Erdogan là 'hãy chờ xem'. Vào thời điểm hiện nay, không có lý do để không gặp Thái tử (Mohammed)."

Cuộc gặp Mỹ - Hàn. Đài phát thanh và truyền hình Hàn Quốc ngày 28/11 cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bên lề G20.

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton trong buổi họp báo thường kỳ tại Nhà Trắng ngày 27/11 cũng đã thông báo về nội dung này.

Dự kiến, trong cuộc gặp, Tổng thống Moon Jae-in sẽ tiếp tục nỗ lực trung gian tích cực, nhằm khơi thông đối thoại phi hạt nhân hóa Mỹ - Triều đang trong tình trạng đình trệ, đạt được tiến triển mới.

Trong khi đó có một đề xuất cuộc gặp nhưng bị từ chối, đó là cuộc gặp Mỹ - Saudi Arabia. Theo quan chức Saudi Arabia là Thái tử Mohammed bin Salman muốn có cuộc gặp bên lề G20 với Tổng thống Mỹ  Donald Trump. Nhưng phát biểu tại cuộc họp báo ngày 27/11, thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders nói: "Tôi biết lịch trình của Tổng thống khá dày đặc và ông có nhiều cuộc họp bên lề hội nghị G20. Tôi không nghĩ là sẽ còn khoảng trống nào để chúng tôi bổ sung (lịch làm việc)".

Còn Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton cũng cho rằng, lịch trình làm việc của Tổng thống Trump tại Hội nghị thượng đỉnh G20 "đã kín vào thời điểm này", ý chỉ các cuộc gặp với lãnh đạo Đức, Nhật Bản, Argentina, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là Mỹ không muốn có cuộc gặp bên lề với Thái tử Mohammed bin Salman.

Ngoài ra, còn có nhiều cuộc gặp khác của các thành viên G20 cũng không kém phần quan trọng đang thu hút sự quan tâm của dư luận./.

 Tuyết Minh