• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hy Lạp thoát 33 tháng giảm phát kéo dài

(Chinhphu.vn) - Hy Lạp đã chấm dứt 33 tháng giảm phát kéo dài trong tháng cuối cùng của năm 2015 với sự tăng giá của một số mặt hàng sau một thời kỳ dài suy thoái kinh tế và bất ổn chính trị.

14/01/2016 10:33
Ảnh minh họa
Dữ liệu của Cơ quan thống kê Hy Lạp công bố ngày 13/1 cho thấy lạm phát của nước này trong tháng 12/2015 tính theo chuẩn của Liên minh châu Âu (EU) tăng 0,4%, vượt mức dự báo trước đó. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng sử dụng hệ phương pháp nội địa cho thấy mức giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2014.

Tình trạng giảm phát tại Hy Lạp đã kéo dài suốt 2 năm rưỡi qua trong bối cảnh Athens cắt giảm lương và lương hưu để đổi lấy các trợ giúp tài chính của quốc tế trong khi suy giảm kinh tế ảnh hưởng nặng nề đến thu nhập của các hộ gia đình.

Chỉ số giảm phát tại Hy Lạp chạm mức trần hồi tháng 11/2013, khi giá tiêu dùng giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước đó. Năm 2014, giá tiêu dùng tính theo tiêu chuẩn Hy Lạp giảm trung bình 1,4% so với năm 2013.

Hồi tháng 7/2015, Chính phủ Hy Lạp đã ký thỏa thuận nhận gói cứu trợ quốc tế thứ ba trị giá 86 tỷ euro (93 tỷ USD) nhằm cứu nước này khỏi nguy cơ vỡ nợ và ra khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), đổi lại Athens phải thực hiện một loạt cải cách mang tính khắc nghiệt.

Vào ngày 18/1 tới, các đại diện nhóm chủ nợ quốc tế gồm Uỷ ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) sẽ trở lại Athens để giám sát việc thực hiện chương trình cứu trợ Hy Lạp.

Huyền Anh