• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Indonesia: Đổi vỏ chai nhựa lấy vé xe bus

(Chinhphu.vn) - Surabaya, thành phố lớn thứ 2 của Indonesia, đang triển khai sáng kiến đổi chai nhựa đã qua sử dụng để lấy vé xe bus nhằm giảm thiểu việc xả rác thải nhựa ra môi trường, cũng như thu hút người dân tham gia giao thông công cộng nhiều hơn.

08/11/2018 15:26
Nguồn: Youtube
Theo VTV, hành khách có thể lên xe bus đỏ trong thành phố và bỏ vỏ chai nhựa vào những thùng đặt ngay trên xe hoặc nộp ngay ở điểm tập kết đặt tại bến. Theo quy định, 10 chiếc cốc nhựa hoặc 5 vỏ chai nhựa sẽ đổi được 1 vé đi xe bus dài 2 tiếng.

Theo thống kê, mỗi ngày, một chiếc xe bus có thể thu tới 250 kg vỏ chai nhựa, tương đương khoảng 7,5 tấn mỗi tháng. Sau khi được thu hồi, rác thải nhựa sẽ được mang đi đấu giá cho các công ty tái chế. Số tiền thu được sẽ dành để hỗ trợ cho hệ thống xe bus và phát triển không gian xanh trong thành phố.

Thành phố Surabaya đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là đến năm 2020 sẽ không còn rác thải nhựa.

Các chuyên gia cảnh báo, nếu chúng ta không hành động ngay từ bây giờ thì đến năm 2050, trên thế giới sẽ có thêm 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất và một phần lớn trong số đó sẽ kết thúc ở các đại dương, nơi chúng sẽ trôi nổi trong nhiều thế kỷ.

Indonesia là quốc gia xả rác thải nhựa ra đại dương nhiều thứ 2 trên thế giới chỉ sau Trung Quốc.

BT