• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kinh tế thế giới dần lấy lại đà

(Chinhphu.vn) – Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2021 sẽ được cải thiện đáng kể sau mức sụt giảm kỷ lục năm 2020 do hệ lụy nghiêm trọng của đại dịch COVID-19.

02/02/2021 10:50
Năm 2020 là một năm đầy biến động với nền kinh tế toàn cầu, đại dịch COVID-19 đã khiến hầu hết các nền kinh tế rơi vào suy thoái nghiêm trọng, các gói kích thích kinh tế chưa từng có tiền lệ được các ngân hàng Trung ương và các chính phủ các nước trên thế giới thực hiện đã phần nào thúc đẩy phục hồi các nền kinh tế. Bước sang năm 2021, với sự lạc quan về vaccine ngừa COVID-19 có hiệu nghiệm, các quốc gia vẫn duy trì các biện pháp kích thích tài chính và hy vọng sự quay trở lại tăng trưởng của các nền kinh tế trong năm nay.

Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2021 sẽ được cải thiện đáng kể sau mức sụt giảm kỷ lục năm 2020 do hệ lụy nghiêm trọng của đại dịch COVID-19.

Theo OECD (báo cáo tháng 12/2020), kinh tế thế giới năm 2021 sẽ tăng trưởng 4,2% (từ mức giảm 4,1% năm 2020). Ngân hàng Thế giới (báo cáo tháng 01/2021) dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2021 có thể đạt 4% (so với mức giảm 4,3% trong năm 2020). Đến thời điểm cuối năm 2020 đầu năm 2021, trong khi các nước khu vực Đông Á/Đông Nam Á đang được đánh giá khá tốt trong việc kiểm soát dịch bệnh và tiến nhanh hơn tới phục hồi kinh tế, thì ở khu vực châu Âu, châu Mỹ và Ấn Độ, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường, đặc biệt là cảnh báo về biến thể mới của COVID-19 có khả năng dẫn đến làn sóng bùng dịch lần 3. Theo đó, kinh tế thế giới năm 2021 sẽ tiếp tục đối mặt với rủi ro về diễn biến của đại dịch COVID-19, trong đó có khả năng đưa vaccine COVID-19 vào phòng bệnh trên diện rộng và mức độ phục hồi không đồng đều giữa các nền kinh tế trong và sau COVID-19.

Triển vọng một số nền kinh tế chủ yếu

Chính phủ Mỹ đã ban hành nhiều gói kích thích trong năm 2020 với tổng trị giá 2.200 tỷ USD, tuy nhiên phần lớn những hoạt động hỗ trợ này đến nay đã hết hạn. Năm 2021, kế hoạch mang tên "Giải cứu nước Mỹ" trị giá 1.900 tỷ USD được Tổng thống Joe Biden đề xuất sẽ tăng thêm mức cứu trợ cho người thất nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và chính quyền các tiểu bang với hy vọng sẽ vực dậy lại nước Mỹ đang chịu cuộc khủng hoảng kép về dịch bệnh và kinh tế.

Cơ quan hoạch định chính sách của Fed vẫn tin tưởng kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm 2021 và 3,2% trong năm 2022, cao hơn so với những dự báo đưa ra trước đó.

Khu vực đồng tiền chung châu Âu dự báo sẽ chứng kiến mức tăng trưởng 3,9% trong năm 2021, thấp hơn so với dự báo trước đó là 5%. Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ bổ sung biện pháp kích thích kinh tế mới để ứng phó tình trạng suy thoái kinh tế của khu vực trị giá 500 tỷ EUR (tương đương 605 tỷ USD) vào chương trình mua trái phiếu khẩn cấp (PEPP) và đưa tổng giá trị chương trình lên 1.850 tỷ EUR. Các biện pháp chính sách tiền tệ đưa ra với hy vọng sẽ góp phần tạo ra điều kiện tài chính thuận lợi trong giai đoạn đại dịch, theo đó hỗ trợ dòng chảy tín dụng đến tất cả các khu vực của nền kinh tế, trợ lực cho các hoạt động kinh tế, bảo vệ sự ổn định giá cả trong trung hạn. Tuy nhiên, châu Âu đang phải đối mặt với làn sóng COVID-19 mới, nhiều nền kinh tế lớn ở châu Âu gồm Đức, Pháp và Italy phải phong tỏa.

Nhìn về châu Á, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra gói cứu trợ trị giá 1.100 tỷ USD ngay thời điểm dịch COVID-19 bùng phát ở nước này. Tuy nhiên, gói cứu trợ này không giúp nền kinh tế thoát khỏi suy thoái sau 2 quý tăng trưởng âm liên tiếp do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. Mới đây, Chính phủ Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế mới trị giá 73.600 tỷ yen (tương đương 708 tỷ USD) vào chi tiêu tài khóa trực tiếp và các sáng kiến giảm phát thải carbon và thúc đẩy công nghệ số. Trong thời gian tới, làn sóng COVID-19 lần thứ 3 được dự báo có thể kìm hãm đà phục hồi tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản. Với năm tài khóa hiện tại sẽ kết thúc vào tháng 3/2021. Nhật Bản được dự báo tăng trưởng GDP có thể được gia tăng đột phá ở mức 2,2 % năm 2021.

GDP của Hàn Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng từ 2,5% đến 3,3% trong năm nay. Đây là dự báo tích cực trước khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi hoàn toàn. Bất chấp cú sốc từ đại dịch COVID-19, nền kinh tế Hàn Quốc hoạt động tương đối tốt trong năm 2020 nhờ xuất khẩu mạnh mẽ. Sự phục hồi sớm của kinh tế Trung Quốc đã góp phần tăng khối lượng thương mại toàn cầu và xuất khẩu của Hàn Quốc cũng được hưởng lợi. Hơn nữa, Chính phủ nước này cũng đã thực hiện nhiều chính sách hiệu quả như thông qua gói ngân sách bổ sung. Thêm nữa, việc bãi bỏ bớt các quy chế để doanh nghiệp có thể thúc đẩy công nghệ mới, nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao trở thành công ty toàn cầu, tăng cường xuất khẩu là chìa khóa của nền kinh tế Hàn Quốc trong thời gian tới.

Về kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới tiếp tục phục hồi nhanh sau đại dịch nhờ các biện pháp kiểm soát mạnh mẽ và các hành động chính sách kịp thời nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng.

Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới (WEO) mới nhất (T10/2020), IMF dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc năm 2021 là 7,9%. Tuy nhiên, IMF cũng lưu ý tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chưa đồng đều khi đà phục hồi chủ yếu dựa vào hỗ trợ công trong khi tiêu dùng cá nhân đang chững lại.

Giá dầu, vàng giảm

Giá dầu thế giới đã giảm hơn 2% trong trung tuần tháng 1 năm 2021. Giá dầu Brent giảm 1,32 USD (tương đương 2,3% xuống 55,1 USD/thùng), giá dầu thô WTI giảm 1,21 USD/thùng (tương đương 2,3%) ở mức 52,36 USD/thùng. Diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 khiến nhiều quốc gia đang lên kế hoạch kéo dài thời gian phong toả, giãn cách xã hội đang làm gia tăng lo ngại khả năng tiêu thụ nhiên liệu và đây là nguyên nhân chính khiến giá dầu có xu hướng giảm mạnh. Giá dầu còn chịu áp lực giảm giá bởi một loạt các dữ liệu vừa được công bố cho thấy “sức khoẻ” của các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Anh... đều đang gặp vấn đề. Đặc biệt, nhiều thành phố của Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn thứ 2 thế giới, đã phải tái thiết lập các biện pháp phong toả nhằm ngăn chặn dịch COVID-19.

Giá vàng thế giới được cho là sẽ còn giảm khi tín dụng của các gói cứu trợ nhằm vực dậy nền kinh tế Mỹ do tác động của dịch COVID-19 còn chưa rõ ràng. Cụ thể, trong trung tuần tháng 1 năm 2021, giá vàng giảm hơn 1% và kim loại quý này đang hướng tới mức giảm thứ hai liên tiếp. Giá vàng giao ngay trên sàn Kitco giảm 1% hiện xuống 1.829,60 USD/ounce, đồng thời giá vàng giao dịch kỳ hạn tại Mỹ giảm 1,2% xuống 1.829,90 USD/ounce. Giá vàng thế giới được cho là sẽ còn giảm khi triển vọng gói cứu trợ nhằm vực dậy nền kinh tế Mỹ do tác động của dịch COVID-19 còn chưa rõ ràng.

An Bình