• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhật Bản: Vẫn còn 2.600 người mất tích sau thảm họa động đất

(Chinhphu.vn) – Ngày 11/2/2014 là ngày vừa đúng 2 năm 11 tháng kể từ khi xảy ra thảm họa động đất và sóng thần ở vùng Đông Bắc Nhật Bản (năm 2011), người dân vẫn không ngừng tìm kiếm những người còn mất tích.

12/02/2014 08:25
Kể từ sau thảm họa, cộng đồng dân cư ở những nơi này vẫn tiếp tục dành 11 ngày mỗi tháng cho việc tìm kiếm người mất tích.

Theo NHK, cảnh sát cho biết hiện trên 2.600 người vẫn còn mất tích từ ngày đó.

Tại thành phố Kesennuma thuộc tỉnh Miyagi, một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất, hiện vẫn còn 234 chưa rõ tung tích.

Ngày 11/2, khoảng 100 cảnh sát và những người tình nguyện đã tham gia việc tìm kiếm người mất tích tại các bãi biển khu vực này. 

Cách đây 2 năm 11 tháng, vào lúc 14 giờ 46 phút ngày 11/3/2011 (giờ địa phương), một trận động đất mạnh 9,0 độ richter xảy ra ở vùng biển ngay ngoài khơi Đông Bắc Nhật Bản và  gây ra một cơn sóng thần lớn đổ bộ vào bờ biển dọc vùng Đông Bắc nước này.

Trong các ghi chép về động đất, đây là trận động đất có cường độ mạnh nhất từng xảy ra tại Nhật Bản và là 1 trong 5 trận động đất mạnh nhất thế giới kể từ khi các thiết bị ghi nhận được sử dụng vào năm 1900.

Trận động đất và sóng thần đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng tại Nhật Bản, bao gồm những hư hỏng nặng nề về đường bộ và đường sắt cũng như gây cháy nổ tại nhiều khu vực, kèm theo 1 con đập bị vỡ. Nhiều nhà máy phát điện đã ngưng hoạt động, trong đó có Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.

Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản đã xác nhận có 15.854 người thiệt mạng; 9.677 người bị thương và 3.155 người mất tích tại 18 tỉnh của Nhật Bản và hơn 125.000 công trình nhà ở bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn.

Vũ Anh