• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Pháp: Rục rịch biểu tình vì Luật Lao động

(Chinhphu.vn) - Tại Pháp, các tổ chức công đoàn đã ấn định ngày 15/9 để tổ chức cuộc biểu tình nhằm phản đối Luật Lao động mới vừa được chính thức ban hành.

10/08/2016 15:06
Luật Lao động mới đã được Tổng thống Pháp François Hollande ban hành ngày 9/8 và  đăng trong Công báo cùng ngày. Luật Lao động gây tranh cãi đã được Nghị viện Pháp thông qua ngày 21/7. Hội đồng Hiến pháp của Pháp cũng đã thông qua ngày 4/8 phần lớn các điều khoản của Luật Lao động mới, hai nội dung không được chấp thuận liên quan đến trụ sở các tổ chức công đoàn và đối thoại xã hội trong các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại.

Quá trình thông qua dự luật này tại Quốc hội và Thượng viện được đánh dấu bằng những xung đột xã hội và đối đầu chính trị căng thẳng, thể hiện qua các cuộc biểu tình, đình công kéo dài trong 5 tháng. Để đạt được kết quả, Chính phủ Pháp đã 3 lần phải sử dụng điều 49-3 của Hiến pháp cho phép ban hành luật theo một thủ tục bất thường, theo đó luật được ban hành mà không cần Quốc hội phải biểu quyết.

Luật Lao động được Chính phủ Pháp đưa ra hồi tháng 2 nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp đang ở mức trên 10% của quốc gia này. Đây được coi là một trong những cải cách quan trọng nhất của Tổng thống François Hollande trong thời gian cầm quyền. Tuy nhiên, dự luật Lao động đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của các tổ chức công đoàn đứng đầu là Tổng Liên đoàn Lao động Pháp (CGT) và lực lượng công nhân (FO) cũng như một bộ phận các nghị sĩ chống đối thuộc phe đa số của đảng Xã hội (PS) cầm quyền.

Những người phản đối cho rằng dự luật mới này quá ưu ái giới chủ, tạo điều kiện để giới chủ dễ dàng sa thải người lao động. Trong khi đó, Chính phủ cho rằng dự luật Lao động là “văn bản tiến bộ”, nhằm mục tiêu cởi trói cho doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp tuyển dụng dễ dàng hơn, giúp Chính phủ giải quyết bài toán việc làm.
  
Làn sóng biểu tình tại Pháp nhằm phản đối dự luật trên bắt đầu từ ngày 9/3, trong đó đỉnh điểm là “Ngày hành động” 14/6 với 1,3 triệu người tham gia biểu tình trên toàn quốc hay cuộc biểu tình ngày 31/3 khi gần 400.000 người cùng đổ ra đường phố. Những người tham gia biểu tình đã yêu cầu chính phủ rút lại dự luật. Nhiều cuộc đụng độ đã xảy ra giữa cảnh sát và những người biểu tình quá khích khiến cảnh sát phải sử dụng bom khói và lựu đạn hơi cay để giải tán đám đông.

Phát biểu sau khi Luật Lao động mới được ban hành, Thủ tướng Manuel Valls nhấn mạnh các trở ngại đã được dỡ bỏ để văn bản có hiệu lực. Còn Bộ trưởng Lao động Myriam El Khomri thì cho biết nhiều nghị định trong số 127 văn bản hướng dẫn thi hành luật sẽ được ban hành từ nay đến tháng Mười và toàn bộ các văn bản hướng dẫn sẽ được ban hành trước khi kết thúc năm 2016.

Trong khi đó, các tổ chức công đoàn đã bày tỏ quyết tâm theo đuổi cuộc chiến pháp lý trong thời gian sắp tới nhằm yêu cầu bãi bỏ luật. Các tổ chức công đoàn cũng ấn định ngày 15/9 để tổ chức cuộc biểu tình nhằm phản đối Luật Lao động mới./.

Nguyễn Thơ