• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

"Sùng bái" vàng khiến kinh tế Ấn Độ khốn đốn

(Chinhphu.vn) - Trong khi các nhà đầu tư thế giới đang dần từ bỏ vàng, thì người dân Ấn Độ vẫn hết sức “sùng bái” kim loại quý này. Hệ quả là nền kinh tế của Ấn Độ đang chịu những hậu quả nặng nề, từ mất cân đối cán cân thanh toán tới giảm giá trị nội tệ.

07/08/2013 09:50

Trên khắp thế giới, nhà đầu tư đang tháo chạy khỏi vàng sau khi giá kim loại quý này đã sụt giảm hơn 10% chỉ trong vòng 3 tháng qua. Thế nhưng người Ấn Độ vẫn “sùng bái” vàng đến mức sẵn sàng hy sinh cả đồng nội tệ rupee cũng như nền kinh tế quốc gia.

Với việc mua vào lượng vàng trị giá hàng tỷ USD, người dân nước này đang góp phần chuyển tiền mặt ra nước ngoài, tác động tiêu cực tới sự cân bằng giữa dòng tiền vào và ra khỏi đất nước, khiến đồng rupee mất giá mạnh. Hệ quả là các mặt hàng nhập khẩu then chốt của Ấn Độ ngày càng trở lên đắt đỏ hơn, trong khi các doanh nghiệp càng gặp khó khăn trong việc chi trả các món nợ nước ngoài.

Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ P. Chidambaram đã từng khẳng định “Chỉ cần không nhập khẩu vàng trong một năm, câu chuyện về thâm hụt tài khoản vãng lai của đất nước sẽ thay đổi do người Ấn Độ nghĩ rằng họ đang mua vàng bằng đồng rupee. Nhưng thực chất họ mua vàng bằng USD”. Ông nhấn mạnh “Tôi một lần nữa kêu gọi mọi người kiềm chế mong muốn mua vàng. Việc này sẽ giúp tạo tác động tích cực tới mọi mặt của kinh tế Ấn Độ”.

Ấn Độ là quốc gia nhập khẩu vàng lớn nhất thế giới với khối lượng nhập khẩu hằng năm chiếm một phần ba tổng nguồn cung vàng toàn cầu. Vàng cũng là mặt hàng nhập khẩu lớn thứ hai của nước này chỉ sau dầu mỏ. Tác động của hiện tượng này là thâm hụt tài khoản vãng lai (tức là lượng tiền ròng chảy ra khỏi đất nước) hiện ở mức 5,4% GDP, gấp đôi mức khuyến cáo của các nhà kinh tế.

Đối với 1,24 tỷ người Ấn Độ, vàng không chỉ là một kênh đầu tư. Đó là khoản tiết kiệm và là công cụ bảo đảm nhất với họ. Nguyên nhân là chỉ 5% trong số 650.000 ngôi làng tại đây có chi nhánh ngân hàng. Việc này khiến người dân nắm giữ phần lớn tài sản bằng vàng xu và trang sức để đề phòng trường hợp xấu. Khi ấy, họ có thể bán lại vàng hoặc thế chấp với những người cho vay ở địa phương.

Thêm vào đó, tầm quan trọng theo truyền thống cũng khiến vàng thành vật cần thiết cho đám cưới hay các dịp lễ khác. Và khi cả thị trường vốn và bất  động sản đều mất hấp dẫn, giới giàu ở Ấn Độ lại trở thành tầng lớp mua vàng mới tại đây.

Với kinh tế  Ấn Độ, ám ảnh vàng còn tồi tệ hơn  đầu tư sai lầm. Không như mua cổ phiếu hay trái phiếu, đặt tiền vào vàng sẽ làm chậm lại, thay vì kích thích tăng trưởng kinh tế, do tiền mặt chảy ra khỏi hệ thống. Còn nhập khẩu dầu, dù  cũng làm tăng thâm hụt thương mại, nhưng vẫn có tác dụng cung cấp nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. Thâm hụt thương mại gia tăng sẽ làm mất giá nội tệ. Tại Ấn Độ, đồng rupee đã giảm giá 10% mỗi năm suốt hai thập kỷ qua. Việc này khiến nhiều người sợ hãi và rút vốn khỏi đây. Động thái này lại càng khiến Ấn Độ nhận được ít tiền đầu tư, tăng trưởng chậm và nội tệ yếu hơn nữa.

Sự sụt giá mạnh khiến người Ấn Độ càng sợ nắm giữ tiền trong khi vốn đầu tư nước ngoài chảy khỏi đây. Vậy là một cái vòng luẩn quẩn lặp lại khi người ta tăng nắm giữ vàng, khiến đầu tư sụt giảm làm tăng trưởng chậm lại và đồng rupee càng suy yếu thêm./.

Nguyễn Chiến