• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trung Quốc: Tái cơ cấu doanh nghiệp NN theo hướng nào?

(Chinhphu.vn) - Theo kế hoạch, trong năm 2014, Chính phủ Trung Quốc sẽ thành lập Công ty Quản lý tài sản nhà nước, một trong những biện pháp nhằm cơ cấu lại các doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước để nâng tính cạnh tranh và hiệu quả của các xí nghiệp quốc doanh.

06/01/2014 11:15

Trước mắt, trong thời gian thử nghiệm, công ty này sẽ kiểm soát 17 doanh nghiệp nhà nước lớn. Mục đích của cuộc thử nghiệm là tìm cách đưa doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần để nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động của các doanh nghiệp này. Một phương hướng trong công tác thử nghiệm là tối ưu hóa công tác quản lý ngân sách của doanh nghiệp nhà nước mà hiện nay theo nhiều nhà kinh tế Trung Quốc, ngân sách của các doanh nghiệp quốc doanh được sử dụng không hiệu quả. Thiếu minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước lớn đã dẫn tới việc lạm dụng công quỹ. Vì vậy, cải cách sắp tới có thể được xem như nỗ lực của chính quyền nhằm ngăn chặn tham nhũng trong khu vực công.

Theo các chuyên gia kinh tế, dù Trung Quốc có nền kinh tế thị trường nhưng các doanh nghiệp nhà nước vẫn được quản lý theo kiểu cũ. Lãnh đạo các doanh nghiệp này hưởng lương rất cao bất kể biến động thị trường.

Tại Hội nghị trung ương 3 họp trong tháng 11/2013, Trung Quốc tiếp tục tuyên bố rằng họ có ý định định hướng lại nền kinh tế theo hướng thị trường.

Có vẻ như Trung Quốc muốn áp dụng kinh nghiệm của Singapore trong lĩnh vực quản lý tài sản nhà nước. Mô hình này cho phép duy trì sự kiểm soát của nhà nước đồng thời cung cấp nhiều quyền cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong chính sách đầu tư và vấn đề nhân sự. Tại Singapore, Chính phủ không can thiệp vào quá trình bổ nhiệm cán bộ quản lý, cải cách khu vực công đã đi kèm với cải cách hành chính mạnh mẽ.

Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 3 của ĐCS Trung Quốc nêu rõ, Trung Quốc sẽ không ngừng củng cố và phát triển kinh tế nhà nước, duy trì vị thế của kinh tế nhà nước để khối quốc doanh thực hiện vai trò chủ đạo, không ngừng tăng cường năng lực, sự kiểm soát và ảnh hưởng của kinh tế nhà nước. Các khu vực kinh tế do nhà nước kiểm soát cũng như các khu vực không do nhà nước kiểm soát đều là những thành tố quan trọng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Vấn đề cốt lõi là uốn nắn mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường để thị trường đóng một vai trò quyết định trong việc phân bổ nguồn lực và phát huy tốt hơn vai trò của Nhà nước.

Các cải cách về kinh tế của Trung Quốc hiện nay sẽ nhằm hoàn thành việc cải tổ ở các lĩnh vực then chốt và quan trọng của nền kinh tế vào năm 2020 để hình thành một hệ thống kinh tế bền vững, khoa học, hiệu quả và một khung pháp lý ở tất cả các lĩnh vực tiêu chuẩn và chín chắn hơn.

Nguyễn Chiến