• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bệnh truyền nhiễm có dấu hiệu tăng nhanh ở TPHCM

(Chinhphu.vn) - Trong 3 tháng đầu năm 2019, số ca bệnh truyền nhiễm ở TPHCM có dấu hiệu tăng nhanh so với cùng kỳ năm 2018.

26/03/2019 10:26
Trong 3 tháng đầu năm 2019, số ca bệnh truyền nhiễm ở TPHCM có dấu hiệu tăng nhanh so với cùng kỳ năm 2018. Ảnh minh họa

Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM thông tin, từ đầu năm đến nay, TPHCM ghi nhận 1.564 ca mắc sởi, trong khi cùng kỳ năm 2018 chỉ có 4 ca. Số ca mắc sởi phân bố ở tất cả 24/24 quận huyện, trong đó, các địa phương có số ca mắc sởi cao là Quận 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh. 

Trong số các ca mắc sởi có tới 48% là trẻ 18 tháng đến 10 tuổi; 96% bệnh nhân được tiêm chủng và hơn 4% chỉ mới tiêm 1 mũi vaccine phòng bệnh sởi. Bên cạnh đó, còn có 19% bệnh nhi dưới 9 tháng (chưa đến tuổi tiêm chủng) không nhận được kháng thể bảo vệ từ mẹ truyền sang.

Bên cạnh đó, số ca mắc sốt xuất huyết cũng có sự gia tăng nhanh so với cùng kỳ năm 2018 với 10.115 ca mắc từ đầu năm đến nay, tăng 243% so với cùng kỳ năm 2018 (2.960 ca). Số ca tay chân miệng là 450 ca, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2018 (369 ca). BS. Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM) cho Báo SGGP biết, số ca tay chân miệng có xu hướng tăng và đang trong giai đoạn bắt đầu của mùa dịch hàng năm. 

Để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM khuyến cáo người dân duy trì các biện pháp diệt lăng quăng, diệt muỗi ngay nơi ở, nơi làm việc; phòng tránh muỗi đốt bản thân và người xung quanh; tiêm vaccine phòng bệnh sởi cho người lớn và trẻ; giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng; vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn hàng tuần vật dụng đồ chơi của trẻ.

Trung tâm đã chỉ đạo và thường xuyên giám sát các trung tâm y tế quận, huyện thực hiện các hoạt động chuyên môn nhằm kiểm soát các bệnh truyền nhiễm.

Về việc tiêm vaccine ComBE Five, từ ngày 11/2, TPHCM bắt đầu tiêm vaccine này cho trẻ trong độ tuổi. Đến ngày 21/3, đã có 6.153 lượt trẻ được tiêm vaccine ComBE Five, trong đó có  4.909 trẻ tiêm mũi thứ nhất, 779 trẻ tiêm mũi thứ 2 và 465 trẻ tiêm mũi thứ 3.

Trong số các trẻ được tiêm ComBE Five, ghi nhận 597 trường hợp xuất hiện các phản ứng thông thường sau tiêm chủng như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm…, chiếm tỷ lệ 9,7% tổng số mũi tiêm, không có trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.  

Trước khi triển khai tiêm ComBE Five, trong tháng 1, Sở Y tế TPHCM đã chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố phối hợp với Bệnh viện Nhi Đồng 1 tổ chức 10 lớp tập huấn cho tất cả các cơ sở tiêm chủng mở rộng với 2 nội dung: Chỉ định-sử dụng vaccine ComBE Five và tư vấn, khám, chỉ định tiêm chủng, theo dõi, xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng.

Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM khuyến cáo các gia đình có trẻ em (không phân biệt thường trú hay tạm trú) cần liên hệ trạm y tế nơi cư ngụ để được tư vấn về tiêm chủng cho trẻ theo đúng lịch tiêm chủng bắt buộc.

Tất cả trẻ em sinh ra đều được quyền tiêm chủng miễn phí tại các cơ sở thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng. Nếu cha mẹ có nhu cầu sử dụng vaccine có thu phí thì vẫn phải tuân thủ lịch tiêm chủng bắt buộc đã được quy định tại Thông tư 38/2017/TT-BYT của Bộ Y tế để bảo vệ trẻ trước những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

CM