• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Có nên tiêm 2 loại vaccine phòng COVID-19?

(Chinhphu.vn) - Theo khuyến cáo của WHO và các nhà sản xuất, tốt nhất mỗi người cần tiêm đủ liều của cùng một loại vaccine phòng COVID-19. Tuy nhiên, căn cứ số lượng vaccine được cung ứng, Bộ Y tế đã có hướng dẫn “trường hợp số lượng vaccine hạn chế thì ưu tiên sử dụng vaccine của Pfizer để tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca, nếu người được tiêm chủng đồng ý".

14/07/2021 12:10
Nếu lượng vaccine hạn chế thì ưu tiên sử dụng vaccine của Pfizer tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca nếu người được tiêm đồng ý. Ảnh: VGP/Hiền Minh
GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Ban điều hành dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết, trên cơ sở các vaccine COVID-19 đã được WHO thông qua, chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 một số loại vaccine COVID-19 của các hãng AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer, Moderna, Sinopharm.

Hiện nay, WHO và các nhà sản xuất vaccine đều khuyến cáo, tốt nhất là mỗi người cần tiêm đủ liều của cùng một loại vaccine phòng COVID-19.

Bà Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng cho biết, qua trao đổi gần đây nhất với WHO, tổ chức này cũng chưa đưa ra khuyến cáo chính thức về việc tiêm kết hợp các loại vaccine phòng COVID-19. Nhà sản xuất Pfizer/ BioNtech cũng chưa khuyến cáo làm như vậy.

Tuy nhiên, trên thực tế, trong bối cảnh nguồn cung vaccine phòng COVID-19 rất hạn chế, việc tiếp cận nguồn cung để có đủ vaccine tiêm mũi 2 ngay khi đến lịch tiêm cho những người đã được tiêm mũi 1 của cùng một loại vaccine là rất khó khăn.

Một số quốc gia đã xem xét và tiêm mũi 1 vaccine AstraZeneca và tiêm mũi 2 bằng vaccine của Pfizer. Theo ghi nhận nhanh tại các quốc gia này, việc tiêm 2 mũi vaccine khác loại trên cùng một đối tượng vẫn có hiệu lực bảo vệ phòng COVID-19. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra, nếu tiêm 2 loại vaccine, miễn dịch sẽ tốt hơn.

Tuy nhiên, khi tiêm 2 loại vaccine AstraZeneca và Pfizer có ghi nhận gia tăng một số phản ứng thông thường sau tiêm chủng. Các phản ứng này tăng lên đáng kể so với tiêm 2 mũi vaccine cùng loại AstraZeneca hoặc Pfizer/ BioNtech. 

Trước các khuyến cáo của WHO và nhà sản xuất về việc tiêm vaccine phòng COVID-19, căn cứ vào số lượng vaccine được cung ứng, Bộ Y tế đã có hướng dẫn cho các địa phương về việc tiêm kết hợp vaccine phòng COVID-19. Cụ thể, “trường hợp số lượng vaccine hạn chế thì ưu tiên sử dụng vaccine của Pfizer để tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi thứ nhất bằng vaccine AstraZeneca từ 8-12 tuần nếu người được tiêm chủng đồng ý”. Những trường hợp tiêm chủng như vậy phải được theo dõi sức khỏe chặt chẽ hơn sau khi tiêm chủng.

Tính đến hôm nay (14/7), Việt Nam đã tiêm được hơn 4 triệu mũi vaccine phòng COVID-19, trong đó số người được tiêm mũi 1 vaccine AstraZeneca là trên 3,7 triệu, số người được tiêm đủ 2 mũi vaccine AstraZeneca là hơn 280.000.

Trong thời gian tới đây, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phân bổ các loại vaccine phòng COVID-19 của AztraZenneca, Pfizer, Morderna, Sinopharm… để tổ chức tiêm chủng theo chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19, hướng tới mục tiêu đạt được độ bao phủ vaccine cho hơn 70% người dân vào tháng 4/2022.

Chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 đã bắt đầu triển khai từ ngày 10/7. Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã rất nỗ lực trong việc tìm nguồn cung ứng vaccine phòng COVID-19 để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng trong nước.

Hiền Minh