• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khẩn trương tiêm vaccine COVID-19 cho phụ nữ mang thai trên 13 tuần

(Chinhphu.vn) - Bộ Y tế đề nghị các đơn vị phải khám sàng lọc trước tiêm theo quy định của Bộ Y tế và chỉ định loại vaccine sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất đã đăng ký với Bộ Y tế, không lựa chọn vaccine.

22/09/2021 17:20

Lợi ích tiêm vaccine phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai cao gấp nhiều so với rủi ro. Ảnh: VGP/Lê Hương

Khẩn trương rà soát danh sách phụ nữ mang thai trên 13 tuần

Để tăng tỉ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 ở phụ nữ mang thai, đặc biệt trong bối cảnh tình hình dịch đang diễn biến phức tạp, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị các đơn vị khẩn trương rà soát danh sách phụ nữ có thai từ 13 tuần trở lên trên địa bàn, nhằm quản lý, lập kế hoạch và tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 tại các cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa sau khi giải thích nguy cơ, lợi ích và các đối tượng đồng ý tiêm chủng.

Trong đó, cần ưu tiên các địa bàn, khu vực đang có dịch và lực lượng y tế tuyến đầu, các đối tượng khác phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn.

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị, các đơn vị tổ chức tiêm vaccine phải bảo đảm an toàn, hiệu quả, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch trước, trong và sau buổi tiêm chủng.

Trong trường hợp cần chuyển đến cơ sở tiêm chủng khác, cơ sở tiêm chủng tiếp nhận ban đầu phải hỗ trợ hướng dẫn người tiêm đến cơ sở tiêm chủng một cách thuận lợi, hiệu quả.

Bộ Y tế cũng đề nghị các đơn vị phải khám sàng lọc trước tiêm theo quy định của Bộ Y tế và chỉ định loại vaccine sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất đã đăng ký với Bộ Y tế, không chờ đợi, lựa chọn vaccine. Đồng thời, thực hiện việc theo dõi, hướng dẫn theo dõi sau tiêm chủng theo các hướng dẫn của Bộ Y tế; tiếp tục tuyên truyền, vận động để phụ nữ có thai đủ điều kiện tiêm chủng tích cực tham gia tiêm chủng kịp thời và đầy đủ.

Trước đó, ngày 10/9/2021, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4355/QĐ-BYT về hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, trong đó quy định tiêm cho phụ nữ mang thai. Theo hướng dẫn này, phụ nữ mang thai, đang cho con bú chống chỉ định với vaccine COVID-19 Sputnik V.

Tuy nhiên, do diễn biến dịch còn phức tạp, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký văn bản gửi sở y tế tỉnh, thành, Cục Y tế (Bộ Công an), Cục Quân y... các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế được giao nhiệm vụ tiêm vaccine phòng COVID-19 khẩn trương tiêm vaccine COVID-19 cho phụ nữ có thai theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Lợi ích tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai cao gấp nhiều so với rủi ro

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ, PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, phụ nữ có thai có nguy cơ mắc COVID-19 như những người bình thường khác.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai lại là đối tượng dễ dẫn tới diễn biến nặng khi mắc COVID-19, vì trong quá trình mang thai, phụ nữ có tình trạng suy giảm miễn dịch nhất định. Đây chính là yếu tố nguy cơ. Khi có thai, tử cung của thai phụ sẽ to hơn, đẩy cơ hoành lên cao, đẩy dung tích phổi giảm xuống, cản trở hô hấp, do đó nhu cầu oxy của phụ nữ mang thai cao hơn người bình thường.

Phụ nữ trong quá trình mang thai cũng có tình trạng giữ nước trong cơ thể, có hiện tượng phù, phù niêm mạc đường hô hấp trên, dẫn đến tổn thương đường hô hấp trên dễ dàng. Vì vậy, khi mắc COVID-19, phụ nữ có thai nguy cơ bệnh diễn biến nặng rất nhanh.

PGS.TS Trần Danh Cường cũng chỉ ra rằng, các nghiên cứu trên thế giới về việc lấy mẫu nước ối của sản phụ sau sinh, lấy máu tĩnh mạch rốn, lấy dịch họng của người mẹ và giải phẫu bệnh học của bánh rau đều không phát hiện có virus SARS-CoV-2. Điều này khẳng định virus SARS-CoV-2 không vào buồng ối có em bé.

Đặc biệt, theo quy luật chung, trong 12 tuần đầu mang thai, sự tuần hoàn từ mẹ sang con còn ít, do đó khả năng lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 từ mẹ sang con cũng ít. Tuy nhiên, nếu xảy ra tình huống lây nhiễm bệnh giữa mẹ và con ở giai đoạn này thì ảnh hưởng rất lớn tới thai nhi.

Còn ở giai đoạn tiếp theo, khả năng lây nhiễm giữa mẹ và con rất mạnh, nhưng nguy cơ gây dị dạng thai nhi lại thấp, vì lúc này các cơ quan quan trọng của thai nhi đã hình thành.

Do đó, việc khuyến cáo phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên tiêm vaccine COVID-19 là hợp lý, bảo đảm tính an toàn cho cả mẹ và con. Lợi ích của tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai đủ điều kiện cao gấp nhiều so với những rủi ro, PGS. Trần Danh Cường nhấn mạnh.