• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tiếp tục điều trị HIV/AIDS, điều trị nghiện trong tình hình dịch COVID-19 mới

(Chinhphu.vn) - Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo gửi các bệnh viện Trung ương, Sở Y tế tỉnh, thành phố về tiếp tục điều trị HIV/AIDS và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng thuốc thay thế trong tình hình dịch COVID-19 mới.

20/05/2020 08:12

Ảnh minh họa

Thực hiện Thông báo số 177/TB-VPCP ngày 08/5/2020 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19, để công tác điều trị HIV/AIDS và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tiếp tục triển khai theo các quy định hiện hành, đồng thời bảo đảm quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV, Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện Trung ương, Sở Y tế tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở điều trị HIV/AIDS thực hiện các nội dung sau:

Đối với công tác điều trị HIV/AIDS, tiếp tục thực hiện các biện pháp phân luồng khám bệnh hợp lý ngay từ khâu tiếp đón người bệnh, phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 tại các cơ sở điều trị, bảo đảm an toàn đối với cán bộ y tế và người bệnh.

Thực hiện khám bệnh, tiếp nhận, chuyển tuyến điều trị và kê đơn thuốc ARV cho người nhiễm HIV theo quy định tại Thông tư số 28/2018/TT-BYT ngày 26/10/2018 của Bộ Y tế về quản lý điều trị người nhiễm HIV và người phơi nhiễm với HIV. Dừng việc sử dụng Sổ Y bạ/Sổ khám bệnh thay cho Giấy chuyển tuyến đối với người bệnh chuyển đến điều trị từ cơ sở y tế khác.

Cấp thuốc ARV tối đa 90 ngày sử dụng đối với tất cả các phác đồ cho người bệnh điều trị thuốc ARV ổn định.

Tiếp tục thực hiện xét nghiệm tải lượng HIV và các xét nghiệm cơ bản khác trong theo dõi điều trị HIV/AIDS theo quy định tại Quyết định số 5456/QĐBYT ngày 20/11/2019 về Hướng dẫn Điều trị và Chăm sóc HIV/AIDS.

Các bệnh viện tuyến trung ương, các cơ sở điều trị HIV/AIDS đã chuyển người bệnh điều trị thuốc ARV đến các cơ sở điều trị khác nhưng chưa viết Giấy chuyển tuyến do tác động của dịch COVID-19 cần cung cấp bổ sung Giấy chuyển tuyến cho cơ sở điều trị nơi đã tiếp nhận người bệnh để duy trì điều trị thuốc ARV.

Trường hợp có cơ sở điều trị HIV/AIDS bị cách ly hoặc có người nhiễm HIV đang điều trị thuốc ARV bị cách ly hoặc bị nhiễm COVID-19, cơ sở điều trị cần thực hiện các biện pháp đảm bảo duy trì điều trị thuốc ARV cho người nhiễm HIV theo hướng dẫn tại công văn số 178/AIDS-ĐT ngày 27/3/2020 và công văn số 213/AIDS-ĐT ngày 15/4/2020 của Cục Phòng, chống HIV/AIDS về hướng dẫn tạm thời điều trị thuốc ARV cho người nhiễm HIV trong tình hình dịch COVID-19.

Đối với công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, tiếp tục thực hiện các hoạt động chuyên môn theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế (quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BYT ngày 25/6/2015 của Bộ Y tế quy định về quản lý thuốc Methadone; Quyết định số 3140/QĐ-BYT ngày 30/8/2010 ban hành hướng dẫn điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone và Quyết định số 5700/QĐ-BYT ngày 25/9/2018 ban hành Hướng dẫn điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Buprenorphine).

Các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện đề nghị liên hệ Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS) để thống nhất giải quyết. Điện thoại liên hệ: 0243 7367851.

YT