• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

NHNN phối hợp giáo dục quản lý tài chính qua cuộc thi “Hiểu đúng về tiền”

(Chinhphu.vn) – Tiếp nối thành công của năm 2020, chiều ngày 22/1, Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục phối hợp Học viện Ngân hàng phát động cuộc thi “Hiểu đúng về tiền” cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền Bắc năm 2021.

23/01/2021 20:27
Cuộc thi là một trong những hoạt động truyền thông giáo dục tài chính nhằm thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các Đề án của Chính phủ (Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 và Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công).
Đại diện Vụ truyền thông NHNN và các em sinh viên tại lễ phát động. Ảnh: VGP.
Cuộc thi “Hiểu đúng về tiền” là một trong chuỗi những hoạt động truyền thông giáo dục tài chính mà NHNN triển khai thời gian qua nhằm góp phần hiện thực hóa những mục tiêu của Chính phủ tại Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và các Đề án nói trên. Với thông điệp trang bị cho sinh viên “kiến thức, kỹ năng tài chính thông minh - smart money”, cuộc thi cung cấp cho các bạn sinh viên các kiến thức về tài chính, ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt, các sản phẩm cho vay, hạn chế tín dụng đen, đầu tư, chi tiêu, tiết kiệm, hiểu biết về đồng tiền Việt Nam…
Đến với cuộc thi “Hiểu đúng về tiền 2021”, các bạn sinh viên sẽ được thỏa sức sáng tạo, học hỏi và phát triển các kỹ năng mềm. PGS.TS Đào Minh Phúc - Chủ tịch hội đồng trường Học viện Ngân hàng đánh giá, đây sẽ là một sân chơi trí tuệ, bổ ích, giúp các bạn sinh viên có thêm những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tiếp cận các dịch vụ kinh tế, tài chính, ngân hàng trong kỉ nguyên công nghệ số; nâng cao hiểu biết về quản lý tài chính cá nhân, góp phần đẩy mạnh chương trình tài chính toàn diện quốc gia.  
Theo Ban Tổ chức, thông tin về cuộc thi được gửi qua đường công văn đến các trường Đại học khối ngành kinh tế, đăng tải trên website, Fanpage Học viện Ngân hàng và website, Fanpage của các trường đối tác. Sau lễ phát động chiều 22/01/2021, Ban Tổ chức sẽ tiếp nhận đơn đăng ký của các đội thi (qua online và offline).
Theo hình thức online: Các đội thi truy cập đường link được đăng tải trên Fanpage của cuộc thi, Fanpage của Khoa Ngân hàng và Học viện Ngân hàng, điền các thông tin đăng ký. Với hình thức Offline: thí sinh đăng ký tại bàn đặt trước Hội trường lớn Học viện Ngân hàng, từ 22 đến 28/1/2021. Vòng thi Sơ loại (Online) dự kiến 9h00-9h30 ngày 31/1; ngày định hướng và gặp gỡ các huấn luyện viên dự kiến 6/3; Vòng thi Bán kết dự kiến 8h00 ngày 13/3; Vòng thi Chung kết dự kiến 8h00 ngày 27/3.
Về giải thưởng, Giải nhất: 1 giải (Tổng giải thưởng 20 triệu đồng và 3 vé máy bay khứ hồi chặng nội địa của Vietjet air). Giải nhì: 1 giải (Tổng giải thưởng 15 triệu đồng và 3 vé máy bay khứ hồi chặng nội địa của Vietjet air). Giải ba: 2 giải (Tổng giải thưởng 5 triệu đồng và 3 vé máy bay khứ hồi chặng nội địa của Vietjet air) và các giải phụ.
Theo bà Lê Thị Thúy Sen - Vụ trưởng Vụ Truyền thông (NHNN), có 4 cái khó đặt ra cho hoạt động truyền thông giáo dục tài chính là “khó nhớ - khó tiếp thu - khó áp dụng - khó lan tỏa” điều này xuất phát từ đặc thù của thông tin về sản phẩm, dịch vụ tài chính-ngân hàng thường mang tính học thuật, bên cạnh đó là sự hạn chế của những kênh truyền thông truyền thống thường một chiều, thiếu tương tác và lan tỏa. Do đó, để hóa giải những khó khăn trên, truyền thông giáo dục tài chính của NHNN đã áp dụng giải pháp “4 dễ”, bao gồm: “dễ hiểu - dễ nhớ - dễ làm - dễ lan tỏa”, để công chúng dễ dàng nắm bắt, áp dụng vào thực tiễn và có tính lan tỏa trong cộng đồng.
Huy Thắng