• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Rất cần thể chế hoá việc xử lý nợ xấu

(Chinhphu.vn) – Trong bối cảnh dịch COVID-19 gây ảnh hưởng xấu tới tình hình tài chính của DN, hộ kinh doanh và chính ngành ngân hàng, NHNN đã có nhiều giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi để trợ lực DN. Nhưng để bảo đảm an toàn cho cả hệ thống, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, hình thành thị trường mua bán nợ nhằm ngăn chặn nợ xấu quay trở lại.

23/06/2021 17:40

Quảng cảnh tọa đàm.

Đây là ý kiến được trao đổi tại tọa đàm “Nợ xấu trong dịch COVID-19: Giải pháp hỗ trợ ngành ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp” do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Báo Tiền Phong tổ chức  ngày 23/6 tại Hà Nội.

Nguy cơ nợ xấu tăng trở lại do dịch COVID-19

Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42) về xử lý nợ xấu, có thể nói hiện tại, các bảng cân đối tài chính của ngân hàng đã “đẹp” lên nhiều khi tỉ lệ nợ xấu toàn ngành giảm dưới 3%. Nợ xấu không chỉ được bán cho Công ty Khai thác và Quản lý tài sản (VAMC) mà còn được chính các ngân hàng tự mua về xử lý và làm sạch bảng cân đối.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, cho biết tính từ cuối năm 2017 đến ngày 30/4/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã xử lý được khoảng 530.000 tỷ đồng nợ xấu. Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh COVID-19 trong nước phức tạp trở lại trong vài tháng gần đây, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, người dân - khách hàng của ngân hàng - vì khi thu nhập của họ giảm, khả năng trả nợ ngân hàng cũng bị ảnh hưởng.

Đặc biệt, để tiếp tục hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch, NHNN đã ban hành Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19.

Thông tư 03 đã hỗ trợ được nhiều khách hàng trong cơ cấu lại dòng tiền, phục hồi sản xuất cũng như giảm áp lực trích lập của các ngân hàng thương mại (NHTM), giúp các NHTM có điều kiện cùng DN khắc phục khó khăn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dịch COVID-19 khiến DN bị gián đoạn dòng tiền do đứt gãy chuỗi cung ứng, tỉ trọng vay mượn ngân hàng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tăng cao… khiến nợ xấu quay trở lại.

Công ty cổ phần Chứng khoán BOS cho hay, trong báo cáo tài chính quý I/2021, nhiều ngân hàng có nợ xấu tăng mạnh. Cũng theo Công ty này, việc NHNN cho phép ngân hàng giữ nguyên nhóm nợ làm cho bức tranh nợ xấu chưa phản ánh đúng thực tế, lợi nhuận có thể có nhưng rủi ro cũng tăng lên.

Có thể cần tới việc luật hóa Nghị quyết 42

Theo chuyên gia Cấn Văn Lực, Nghị quyết 42 là hành lang pháp lý không chỉ hỗ trợ rất lớn cho việc xử lý nợ, giúp các ngân hàng giải quyết và thu hồi nợ xấu mà còn tác động rất tích cực tới các khách hàng vay vốn. 

Tuy nhiên, ông Lực cho rằng cũng cần thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân khiến việc xử lý nợ xấu chưa thật hiệu quả, trong đó, có vấn đề sự phối hợp giữa các bên liên quan chưa đồng bộ, các quy định chưa phù hợp. Chẳng hạn, chỉ cần bên vay không thống nhất với TCTD về dư nợ hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt hay từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo đảm… thì Tòa án sẽ không áp dụng thủ tục rút gọn. Vì vậy đến nay, số lượng hồ sơ được áp dụng theo thủ tục rút gọn rất hạn chế. Tại mỗi vụ thu giữ tài sản đảm bảo, công an và chính quyền địa phương vào cuộc không quyết liệt, dẫn đến hiện tượng chây ỳ…

Bên cạnh đó còn nhiều vướng mắc trong xử lý tài sản bảo đảm, khâu định giá, thẩm định giá khoản nợ; thiếu hướng dẫn về cơ sở xác định giá trị khoản nợ và tài sản bảo đảm trong khi khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm đi kèm có khác biệt so với nợ thông thường…

Về giải pháp, ông Cấn Văn Lực cho rằng các cơ quan xây dựng, ban hành chính sách cần khẩn trương tháo gỡ, xử lý dứt điểm vướng mắc chính nêu trên, nhất là khâu hướng dẫn triển khai cần đồng bộ, nhất quán và có sự phối hợp tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả trên tinh thần vì lợi ích chung.

Cần đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, nâng cao năng lực tài chính, quản trị, tạo điều kiện để các TCTD xử lý nợ xấu; sớm hoàn thiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2021-2025 nhằm tiếp tục hỗ trợ các TCTD trong việc xử lý hiệu quả nợ xấu.

Do 
Nghị quyết 42 chỉ còn hơn 1 năm nữa sẽ hết hiệu lực nên áp lực xử lý nợ xấu của các TCTD trong thời gian tới là rất lớn. Vì vậy, theo chuyên gia Cấn Văn Lực, Quốc hội nên luật hóa Nghị quyết này trên cơ sở rà soát, hoàn thiện và hệ thống hóa các quy định pháp luật liên quan. "Việc luật hóa xử lý nợ xấu là cần thiết và sẽ làm tăng hiệu lực, hiệu quả của thể chế theo chủ trương của Đảng”, TS Cấn Văn Lực nói.

Liên quan đến các vấn đề trên, ông Đoàn Văn Thắng, Tổng Giám đốc VAMC, cho rằng nợ xấu hiện nay vẫn chưa phản ánh hết ảnh hưởng của dịch bệnh. Cần nâng tầm Nghị quyết 42 sau khi kết thúc thí điểm, đồng thời sớm hình thành hệ thống thị trường mua bán nợ; xây dựng khung khổ pháp luật cho thị trường này.

Huy Thắng