• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Việt Nam: Tuổi càng cao, số phụ nữ đơn thân càng nhiều

(Chinhphu.vn) - Hiện nay, tại Việt Nam, ở độ tuổi 80 trở lên, cứ 200 cụ bà mới có 100 cụ ông. Còn ở tuổi từ 70-79, tỷ lệ này là 149 cụ bà/100 cụ ông, ở tuổi 60-69 là 131/100. Đây là một trong những thay đổi “giật mình” của thực trạng già hóa dân số nước ta: Tuổi càng cao, số phụ nữ đơn thân càng nhiều.

04/12/2015 14:55

Số liệu từ 4 cuộc Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở giai đoạn 1979-2009 cho thấy, tỷ lệ người cao tuổi ở nhóm tuổi thấp nhất từ 60-69 tăng chậm, trong khi tỷ lệ người cao tuổi ở nhóm cao tuổi trung bình 70-79 và già nhất từ 80 trở lên có xu hướng tăng nhanh hơn.

Số người cao tuổi tăng lên, trong đó những người sống đơn thân cũng nhiều lên do xu hướng gia đình hạt nhân (chỉ có bố mẹ và con cái) đang ngày càng phát triển. Số liệu từ các cuộc điều tra mức sống hộ gia đình giai đoạn 1993-2008 chỉ rõ xu hướng thay đổi này: Tỷ lệ người cao tuổi sống với con cái giảm xuống từ gần 80% vào năm 1993 xuống còn 62% vào năm 2008; tỷ lệ người cao tuổi sống cô đơn và tỷ lệ hộ gia đình chỉ có hai vợ chồng người cao tuổi có tăng lên; tỷ lệ hộ gia đình “khuyết thế hệ” dù chưa cao nhưng cũng đã tăng hơn hai lần.

Theo số liệu của Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 2009, ngày càng có nhiều người cao tuổi sống góa vợ (chồng), số lượng cụ bà góa chồng cao gần 5,5 lần số cụ ông góa vợ. Số cụ bà sống ly hôn, ly thân cũng cao hơn số cụ ông sống ly hôn, ly thân 2,2 lần. Đặc biệt, tỷ lệ người già sống cô đơn hoặc hộ gia đình chỉ có hai vợ chồng già tăng đột biến. Chỉ trong 15 năm (1993-2008), tỷ lệ này tăng hơn gấp đôi (từ 12% lên 30%).

Một điểm rất đáng lưu ý là nếu tình trạng mất cân bằng giới tính ở trẻ em do số trẻ trai cao hơn số trẻ gái, thì tình trạng này ở người cao tuổi lại ngược lại- số phụ nữ đang lớn hơn nhiều so với nam giới.

Thực tế đòi hỏi chính sách chăm sóc người cao tuổi phải chú trọng tới hiện tượng này bởi vì với xu hướng bệnh tật kép và phần lớn người cao tuổi không có lương và trợ cấp như hiện nay, phụ nữ cao tuổi sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn so với nam giới cao tuổi xét về thu nhập, tình trạng khuyết tật và khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm y tế.

Trong khi đó, nhiều người vẫn nghĩ, Việt Nam đang có cơ cấu “dân số vàng” nhưng lại đang đối diện với tình trạng già hóa dân số, thậm chí siêu già. Hiện số người từ 15 tuổi đến 64 tuổi ở Việt Nam chiếm 69,7%. Đây được xem là dân số vàng, nhưng tình trạng già hóa đang gia tăng một cách chóng mặt.

Nửa thế kỷ qua, trong khi tuổi thọ của thế giới chỉ tăng 21 tuổi thì Việt Nam tăng đến 33 tuổi. Hiện tuổi thọ của người Việt Nam lên đến 73 tuổi. Dự kiến, đến năm 2050, tuổi thọ của người Việt Nam sẽ lên đến trên 80,4 tuổi.

Xuân Phương