• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngành ngoại giao ngày càng chủ động, tích cực đóng góp xây dựng đất nước

(Chinhphu.vn) – Chuyên gia nghiên cứu ngoại giao cho rằng ngành ngoại giao ngày càng chủ động hơn, tích cực hơn; vai trò vị thế ngày càng cao hơn, đặc biệt là đóng góp thiết thực hơn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới.

23/11/2015 13:17
Ông Trần Việt Thái. Ảnh: VGP
Phóng viên Báo điện tử Chính phủ vừa có cuộc trao đổi với ông Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Học viện Ngoại giao) về những thành tựu nổi bật của đối ngoại trong nhiệm kỳ vừa qua.
 
Theo ông Thái, công tác đối ngoại trong năm 2015 cũng như trong 5 năm qua ngày càng chủ động, tích cực hơn, góp phần xử lý tốt nhiều nguy cơ đối với hòa bình, ổn định của đất nước, từ đó góp phần quan trọng vào việc bảo đảm hòa bình, ổn định cho phát triển. Điển hình nhất là việc xử lý vụ giàn khoan Haiyang-981.
 
Thứ hai, Việt Nam đã tiến những bước dài trong công tác hội nhập quốc tế kể từ sau Đại hội XI của Đảng, thể hiện ở tư duy và nhận thức về hội nhập của các bộ, ngành và địa phương đã được củng cố và nâng lên một bước.

Việt Nam tham gia ngày càng tích cực và chủ động vào những lĩnh vực mà trước đây bị coi là nhạy cảm như an ninh quốc phòng, dân chủ nhân quyền... Việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (LHQ) hay các cơ chế đa phương của khu vực và thế giới đã nâng tầm uy tín và vị thế đất nước. Biểu hiện rõ nhất của sự hội nhập chính trị sâu rộng là khi Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014- 2016, Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2015-2019, Hội đồng Kinh tế-xã hội LHQ nhiệm kỳ 2016-2018 với số phiếu rất cao.

Về hội nhậpkinh tế, Việt Nam cùng với các thành viên khác của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa kết thúc tiến trình đàm phán; tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, qua đó mở rộng không gian phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn tiếp theo, tạo cơ hội để thu hút nhiều nguồn lực cho phát triển đất nước.

Hội nhập trong các lĩnh vực khác như văn hóa, xã hội đạt nhiều bước tiến thực chất; hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam tươi đẹp, mến khách ngày càng nổi bật trên trường quốc tế.

Thứ ba, công tác đối ngoại, đặc biệt là ngoại giao đa phương đã có sự trưởng thành vượt bậc. Trong những năm qua, Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò, vị thế bằng việc tiếp tục đảm nhiệm nhiều cương vị quan trọng, tổ chức nhiều sự kiện quốc tế lớn như Chủ tịch luân phiên ASEAN 2010, đảm nhiệm vị trí Tổng Thư ký ASEAN nhiệm kỳ 2013-2017…

Đã hình thành một thế hệ cán bộ ngoại giao đa phương trẻ, năng động, được đào tạo bài bản về chuyên môn, giỏi về ngoại ngữ, trung thành với Đảng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngoại giao đa phương đang và sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng, cùng với ngoại giao song phương, đối ngoại nhân dân, đối ngoại của Đảng, Quốc hội trở thành mặt trận nhiều binh chủng để bảo vệ lợi ích đất nước, nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế trong quá trình hội nhập toàn diện.

Ví dụ, trong Năm Chủ tịch ASEAN 2010 với những bước đi chiến lược như việc mời cả Hoa Kỳ và Nga đồng thời tham gia hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), đưa ra ý tưởng về hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM ) hay xử lý khéo léo vấn đề Biển Đông, vấn đề hòa bình trên bán đảo Triều Tiên… ở các kênh của ASEAN cũng như tầm quốc tế, vai trò của Việt Nam đã được nâng cao đáng kể.

Đặc biệt, vấn đề Biển Đông đã trở thành mối quan tâm chung của ASEAN và cộng đồng quốc tế. Cách tiếp cận vấn đề Biển Đông của Việt Nam đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi chưa từng có và đang trở thành dòng chủ đạo trong ASEAN.

Theo Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, sự phối hợp giữa ngoại giao, an ninh-quốc phòng, học giả, báo chí truyền thông đã trở thành mặt trận thống nhất, hiệu quả trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.

Trong khuôn khổ ASEAN, Ngoại trưởng các nước chủ nhà như Brunei, Malaysia… trước khi đưa ra Tuyên bố chung tại các hội nghị cấp Bộ trưởng và cấp cao vừa qua, nhất là liên quan đến vấn đề Biển Đông và nhiều vấn đề quan trọng khác, đều thường xuyên và trực tiếp tham vấn với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam.

Tóm lại, ngành ngoại giao ngày càng chủ động hơn, tích cực hơn; vai trò vị thế ngày càng cao hơn, đặc biệt là đóng góp thiết thực hơn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới.

Hải Minh