• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sự kiện thể thao thu hút quan tâm của thế giới

(Chinhphu.vn) – Olympic mùa Đông Pyeongchang 2018 ngoài việc giữ kỷ lục là kỳ Thế vận hội mùa Đông quy mô lớn nhất lịch sử còn thu hút sự quan tâm của thế giới ở khía cạnh quan hệ Triều Tiên-Hàn Quốc.

08/02/2018 15:16
Con tàu Man Gyong Bong-92 chở đoàn biểu diễn nghệ thuật Triều Tiên gồm 140 nhạc công, vũ công và ca sĩ dàn nhạc giao hưởng Samjiyon đến Hàn Quốc ngày 6/2.
Ngày mai (9/2), Olympic mùa Đông Pyeongchang 2018 Hàn Quốc sẽ khai mạc và các cuộc tranh tài kéo dài đến ngày 25/2.

Olympic Pyeongchang lần này được chú ý bởi đây cũng là kỳ đại hội thể thao cấp độ thế giới mang tính chất đặc biệt với Hàn Quốc và Triều Tiên.

Sau nhiều căng thẳng kéo dài trong năm 2017, quan hệ liên Triều có dấu hiệu ấm lên từ ngay những ngày đầu năm mới 2018, trong đó có liên quan đến Olympic Pyeongchang.

Trong phát biểu đầu năm, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đề cập đến khả năng chấp thuận đề xuất của Hàn Quốc về việc tham dự Thế vận hội mùa Đông Pyeongchang, Hàn Quốc.

Đoàn nữ cổ động viên Triều Tiên đến Hàn Quốc ngày 7/2. Ảnh: Yonhap
Ngày 3/1, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình thống nhất tổ quốc Triều Tiên Ri Son-kwon thông báo nối lại kênh liên lạc giữa hai bên.

Ngày 17/1, tại cuộc họp cấp chuyên viên giữa Triều Tiên và Hàn Quốc ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm, hai bên nhất trí việc tại lễ khai mạc, đoàn thể thao hai bên cầm lá cờ chung vẽ hình ảnh bán đảo Triều Tiên thống nhất và sử dụng bài dân ca Arirang thay quốc ca hai nước cùng một số vấn đề liên quan. Ngày 20/1, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) chấp thuận việc Triều Tiên cử 22 VĐV tham gia thi đấu tại đại hội…

Còn giờ đây, thế giới rất chú ý tới những gì liên quan đến việc đoàn quan chức và VĐV Triều Tiên sang Hàn Quốc dự Olympic.

Theo đài KBS, ngày 5/2, đoàn kỹ thuật viên Triều Tiên gồm 20 người mang theo các nhạc cụ biểu diễn và trang thiết bị đã đến Hàn Quốc.

Ngày 6/2, đoàn biểu diễn nghệ thuật Triều Tiên gồm 140 nhạc công, vũ công và ca sĩ dàn nhạc giao hưởng Samjiyon đến Hàn Quốc bằng đường biển.

Ngày 7/2, Bộ trưởng Thể thao kiêm Chủ tịch Ủy ban Olympic Triều Tiên Kim Il-guk dẫn đầu đoàn cổ động viên, phóng viên và đoàn biểu diễn Taekwondo với 280 người đã đến Hàn Quốc.

Đoàn phóng viên Triều Tiên đến Hàn Quốc

Triều Tiên cũng đã thông báo với Hàn Quốc về đoàn đại biểu cấp cao Triều Tiên tham dự các sự kiện Olympic do Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội đồng nhân dân Tối cao Kim Yong-nam dẫn đầu, sẽ đến Hàn Quốc vào ngày 9/2 và lưu lại đến ngày 11/2. Trong đoàn, có bà Kim Yo-jong (hiện là Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên), em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Như vậy đến thời điểm này, cả Hàn Quốc, Triều Tiên và 92 nước cử đoàn thể thao dự Thế vận hội đã sẵn sàng cho ngày khai mạc cũng như các cuộc thi đấu đỉnh cao.

Trong khuôn khổ Olympic Pyeongchang, hãng tin Yonhap cho biết nhiều nhà lãnh đạo các nước trên thế giới sẽ dự lễ khai mạc.

Trong số này có Tổng thống CHLB Đức Frank-Walter Steinmeier, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, Thủ tướng Na Uy Ema Slolberg, Nhà vua Thụy Điển Carl XVI Gustaf,  Thủ tướng Phần Lan Juha Sipilä, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, Toàn quyền Canada Julie Payette, Tổng thống Slovenia Borut Pahor, Tổng thống Slovakia Andrej Kiska, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, và Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres.

Các vận động viên Triều Tiên được đón tiếp nồng nhiệt tại làng vận động viên Gangneung vào ngày 8/2

Cũng theo truyền thông Hàn Quốc, nước này còn bày tỏ hy vọng Olympic sẽ không chỉ khôi phục mối quan hệ liên Triều mà còn mở đường cho cuộc đối thoại kéo dài giữa Triều Tiên và Mỹ trong việc nối lại đàm phán vấn đề phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên.

Thanh Phương